|
|
#1
|
|||||||||||||
|
|||||||||||||
Các công nghệ được tích hợp trên mainboard
1- Công nghệ Dual Channel :
-->A/Single Chanel: Đây là chế độ khi Main chỉ cắm 1 thanh RAM hoặc cắm nhiều RAM nhưng Main ko hỗ trợ Dual Chanel. Cái này chỉ gặp ở các Main đời cũ, những Main đời mới cỡ vài năm trở lại đây đều hỗ trợ Dual Chanel. Ko có nhiều điều để nói về cái này. B/ Dual Chanel: Đây là vấn đề mà nhiều bạn quan tâm nhưng cũng có nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về nó. Đầu tiên để chạy dc chế độ này Main của bạn phải hỗ trợ Dual Chanel. Điều kiện để chạy Dual Chanel: - RAM phải dc gắn trên cả 2 kênh. - Cùng loại RAM trên mỗi kênh (cùng DDR/DDR2 hay DDR3). - Cùng dung lượng bộ nhớ trên mỗi kênh (cùng là 512MB, cùng 1GB hay cùng 2GB). - 2 thanh giống nhau phải cắm ở khe giống nhau ( cùng khe 0 hoặc 1 ). Như vậy để chạy dc Dual Chanel, ko bắt buộc RAM phải cùng độ trễ, cùng tốc độ hay cùng thương hiệu. Dual Chanel là chế độ chạy mang lại băng thông lớn nhất cho ứng dụng. Chúng ta có thể chạy Dual Chanel với 2, 3 hay 4 thanh RAM dc gắn trên Main. Cụ thể như sau: - Chạy Dual Chanel với 2 RAM: - Chạy Dual Chanel với 3 thanh RAM: - Chạy Dual Chanel với 4 thanh RAM: Chú ý: Khi chạy Dual, tốc độ của các thanh RAM sẽ nhận theo tốc độ của thanh RAM thấp nhất. Ví dụ bạn có 1 thanh RAM 512MB bus 667 gắn với 1 thanh 512MB bus 800, cùng là DDR2, như vậy hệ thống sẽ chạy Dual Chanel ở bus 667. C/ Flex Memory: Đây là kiểu hỗn hợp giữ Single Chanel và Dual Chanel .Với Chipset Intel, công nghệ Flex Memory sẽ có từ dòng i925 Express trở về sau Chế độ chạy này ko yêu cầu khắt khe như Dual Chanel, chỉ cần: - RAM dc cắm trên cả 2 kênh. - Cùng công nghệ RAM (DDR, DDR2 hoặc DDR3). Như vậy Flex Memory sẽ thoáng hơn ở chỗ ko yêu cầu trên mỗi kênh phải cùng dung lượng RAM hay lắp các vị trí tương ứng nhau . Flex Memory sẽ hoạt động như sau: giả sử bạn gắn 1 thanh 512MB trên Chanel A, DIMM 0 và 1 thanh 1GB trên Chanel B DIMM 0 như hình sau: Khi đó thanh ram 512MB ở kênh A sẽ chạy Dual Chanel với 512MB RAM của thanh RAM ở kênh B, phần còn lại là 512MB của kênh B sẽ chạy ở Single Chanel. D/Triple Channel -Làm giảm độ trể của hệ thống bằng cách truy cập trực tiếp ram từ CPU ( dùng Core i7 ) không thông qua chipset -Chỉ dùng cho DDR3 , sản xuất theo bộ dành riêng cho Triple Channel -Main và CPU có hổ trợ Triple Channel -Trên main có 4 khe ram : 1 màu đen , 3 màu xanh : + Nếu cả 3 khe xanh được cắm ram đúng tiêu chuẩn , hệ thống kênh 3 (Triple Channel ) được kích hoạt + Nếu chỉ có 2 khe xanh được cắm ram thôi lúc đó bộ nhớ kênh đôi được kích hoạt Sưu tầm bởi Học Viên Phan Văn Giàu http://www.benhvientinhoc.com 2- Công nghệ Dual BIOS : Công nghệ này do tập đoàn GIGABYTE phát triển và nó được giới thiệu rộng rãi ra thị trường người dùng. Dual BIOS cho phép lưu trữ những thông tin trong BIOS sang một vùng nhớ an toàn khác. Dual BIOS được tích hợp sẵn trên một số sản phẩm của hãng này như GA-8IG1000 hay GA-8IG1000 Pro. Vậy Dual BIOS là gì ? Làm sao để tận dụng được công nghệ mới mà GIGABYTE đem lại cho chúng ta. Bài viết giới thiệu về DualBIOS và nguyên lý hoạt động của nó. DualBIOS là gì ? DualBIOS thực chất là một công nghệ cho phép mainboard của bạn được tích hợp hai chip BIOS. Một loại được gọi là Main BIOS (BIOS chính) và một loại được gọi là Backup BIOS (BIOS dự phòng). Mainboard thường hoạt động với Main BIOS, nhưng nếu nó bị hư hại vì một lí do nào đó thì backup BIOS sẽ được tự động sử dụng trong lần khởi động tiếp theo. PC của bạn sẽ hoạt động giống như là trước khi main BIOS bị trục trặc. Thử tưởng tượng xem bạn sẽ gặp rắc rối như thế nào nếu như không có backup BIOS. DualBIOS hoạt động như thế nào ? Công nghệ DualBIOS hỗ trợ chức năng bảo vệ BIOS hệ thống trong suốt quá trình hệ thống khởi động, kiểm tra các thiết bị. Ngoài ra nó còn có khả năng tự động khôi phục BIOS trong những lúc cần thiết. Nếu như có bất cứ lỗi nào của BIOS xảy ra trong quá trình khởi động thì lựa chọn “Auto Recovery” nằm trong bộ công cụ của DualBIOS sẽ bảo đảm cho việc máy tính của bạn vẫn vận hành trơn tru. Điều đáng nói ở đây là công nghệ BIOS hết sức linh hoạt. Nếu BIOS chính chỉ bị mất thông tin, nhưng chip BIOS vẫn hoạt động thì khi đó, công nghệ Dual BIOS sẽ cập nhật lại thông tin cần thiết từ BIOS dự phòng sao cho máy tính vẫn hoạt động bình thường. Nhưng nếu cả chip BIOS chính bị hỏng hoàn toàn thì chip BIOS sẽ được dùng thay thế. Tại sao mọi người lại cần đến DualBIOS ? Hiện nay, ngày càng có nhiều sự cố xảy đến với BIOS hệ thống. Còn về nguyên nhân? Có nhiều lý do để BIOS của bạn bị hư hại: do virus phá hoại, nâng cấp BIOS không thành công, hay thậm chí bản thân nó tự hỏng. Dưới đây là những lý do bạn cần đến công nghệ DualBIOS cho mainboard của mình : - Khi bạn truy cập Internet, máy tính của bạn bị nhiễm loại virus chuyên tấn công và phá hoại BIOS. Nó sẽ thường trú trong bộ nhớ, âm thầm xoá sạch mọi thông tin về các thiết bị lưu trữ trong BIOS mà bạn không hể biết. Bạn chỉ nhận thấy tác hại của nó khi khi mở máy vào lần sau. - Trong quá trình nâng cấp BIOS , nếu bạn chẳng may chạm phải công tắc nguồn, động phải phím Reset hay sự cố mất điện, tất cả đều khiến toàn bộ dữ liệu lưu giữ trong BIOS cũng mất sạch. - Khi người dùng cập nhật BIOS bằng những file không đúng với phiên bản của nó cũng dẫn đến tình trạng máy tính bị treo trong quá trình khởi động Với công nghệ DualBIOS, bạn có thể làm giảm đáng kể những rủi ro có thể xảy ra đối với hệ thống của mình vì những lý do nêu trên. Công nghệ mới này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian kiểm tra thiết bị và cả thời gian boot giúp máy tính của bạn chạy nhanh hơn. Sưu tầm bởi Học Viên Phan Văn Giàu Nguồn http://vietbao.vn:smile 34: [Click Here To View congtrinhqb's Signature] |
Bạn có lời cảm ơn đến congtrinhqb với bài viết này | ||
tuan019 (09-12-2009) |
Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách) | |
Ðiều Chỉnh | |
Xếp Bài | |
|
|