|
|
#1
|
|||||||||||||
|
|||||||||||||
Gui ho bai tap ve lam tieu luan voi khoi quan net ho ko cho cam usb xin cac bac acmin
ổ chức Thương mại Thế giới đã chia các hoạt động dịch vụ khác nhau thành 12 ngành (trong đó gồm 155 tiểu ngành):
Các dịch vụ kinh doanh; dịch vụ bưu chính viễn thông ; dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật liên quan khác; dịch vụ phân phối; dịch vụ giáo dục; dịch vụ môi trường; dịch vụ tài chính; các dịch vụ xã hội và liên quan đến y tế; các dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan đến lữ hành; các dịch vụ giải trí văn hoá, thể thao; dịch vụ vận tải và các dịch vụ khác… Dịch vụ ngày càng chiếm vị trí trọng yếu trong từng nền kinh tế quốc dân và là yếu tố đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế thế giới. Năm 2001 ngành dịch vụ đã tạo nên 72% GDP của các nước phát triển và xấp xỉ 52% ở các nước đang phát triển… Hoạt động dịch vụ ở Việt Nam: Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dịch vụ phát triển, nhờ vậy khu vực dịch vụ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống dân cư, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế… Ngành dịch vụ tăng khá nhanh trong giai đoạn 1991-1995, đạt 8,6%, nhưng sang giai đoạn 1996-2000 tốc độ tăng chậm lại, chỉ đạt 5,7% và đang có xu hướng hồi phục trong những năm gần đây (năm 2001 đạt 6,1% năm 2002 đạt 6,54% và 2003 đạt 6,57%). Tỷ trọng của ngành dịch vụ ở Việt Nam chưa cao, chỉ đạt 36-37% trong GDP (tính quy luật chung là 45%). Ngoài ra xu thế tỷ trọng này đã giảm từ 37,1% năm 1995 xuống còn 36,1% năm 2002… Cơ cấu ngành dịch vụ Việt Nam đa dạng với nhiều phân ngành dịch vụ khác nhau. Tuy nhiên hiện nay, Việt Nam chỉ tập trung ở hai công đoạn lắp ráp và gia công chế biến. Các dịch vụ khác như nghiên cứu khoa học, thiết kế kiểu dáng hay tiếp thị, nghiên cứu thị trường… đều kém phát triển. Các phân ngành dịch vụ quan trọng như tài chính, viễn thông, cơ sở hạ tầng…chưa đủ mạnh. Đến nay cả dịch vụ vận tải và dịch vụ viễn thông mới chỉ chiếm 9,6% trong toàn ngành dịch vụ và dịch vụ tài chính chỉ chiếm 5% … Ngành dịch vụ tạo ra nhiều việc làm tuy nhiên,ước tính ở Việt Nam mới chỉ có 25% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ. Với sức ép hàng năm Việt Nam cần phải tăng thêm khoảng 1,7 triệu lao động, trong khi đó ngành công nghiệp và nông nghiệp chỉ thu hút được tối đa là 1,1 triệu lao động, vì vậy ngành dịch vụ cần phải tạo ra 0,9 triệu lao động hàng năm, nhưng với tốc độ tăng trưởng hiện nay, ước tính mỗi năm, chỉ đáp ứng được 0,5 triệu lao động. Ngành dịch vụ ở Việt Nam chưa thực sự tạo ra môi trường tốt cho toàn bộ nền kinh tế phát triển. Hiện tại các chi phí dịch vụ viễn thông, cảng biển, vận tải…của Việt Nam đang cao hơn mức trung bình của các nước trong khu vực (viễn thông cao hơn 30-50%, vận tải đường biển cao hơn từ 40-50%). Trong khi đó, sức ép tự do hoá đối với lĩnh vực dịch vụ của ta trong BTA và trong WTO sắp tới là rất lớn. Trước mắt, theo Hiệp định thương mại Việt-Mỹ, ta cam kết mở cửa các lĩnh vực như ngân hàng, viễn thông, bảo hiểm cho các công ty dịch vụ Mỹ vào hoạt động theo lộ trình với những giới hạn mà Việt Nam đặt ra đối với các loại hình đầu tư, dịch vụ này tuỳ theo mức độ nhạy cảm (an ninh quốc gia, kinh tế). Thời hạn mở cửa cho các ngành hàng dịch vụ là từ 3-5 năm, trong đó phần góp vốn của Mỹ không quá 49%, riêng khu vực ngân hàng có thể 100% sau 9 năm Hiệp định có hiệu lực. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo thành lập Tổ công tác liên ngành về dịch vụ, đồng thời Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị về phát triển dịch vụ trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010. Theo Chỉ thị, trong kế hoạch năm 2005 và các kế hoạch năm 2006-2010, cần nâng cao vai trò của khu vực dịch vụ; xem ngành dịch vụ là một trong những ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế đất nước với các mục tiêu: - Tập trung phát triển các lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng như du lịch, bảo hiểm vận tải hàng không, xây dựng, xuất khẩu lao động… khuyến khích phát triển dịch vụ mới có sức cạnh tranh cao; phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng dịch vụ giai đoạn 2006-2010 cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế; đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành và nội ngành dịch vụ, tăng dần tỷ trọng dịch vụ trong GDP của cả nước, tiến tới đạt khoảng 45% vào năm 2010. - Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên thị trường nội địa, khu vực và quốc tế; đẩy mạnh khai thác tiềm năng và lợi thế của từng lĩnh vực dịch vụ, tăng cường sự hợp tác giữa các lĩnh vực dịch vụ để cùng cạnh tranh và phát triển. - Đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ và dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ thông qua các hoạt động dịch vụ du lịch, tài chính-ngân hàng, thu kiều hối và bán hàng tại chỗ, bưu chính viễn thông, vận tải hàng không và đường biển; giảm thâm hụt cán cân dịch vụ. - Đẩy mạnh xã hội hoá để phát triển các dịch vụ văn hoá, giáo dục y tế, thể dục thể thao, dịch vụ việc làm…theo cơ chế thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và từng bước hội nhập quốc tế. - Khảo sát, đánh giá sức cạnh tranh của từng lĩnh vực dịch vụ hiện tại và trong tương lai, phân loại các dịch vụ cần được bảo hộ, các lĩnh vực loại trừ tạm thời, loại trừ hoàn toàn cho việc mở cửa các ngành dịch vụ và dành đãi ngộ quốc gia, tối huệ quốc cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Chỉ thị này cũng đặt yêu cầu cụ thể cho các Bộ/ngành/địa phương về công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển dịch vụ cũng như các công tác liên quan khác nhằm hỗ trợ việc hoạch định chính sách ngành dịch vụ. Giai phap kinh te bien Định hướng phát triển cảng biển Việt Nam “Phát triển vận tải biển theo hướng hiện đại hóa với chất lượng ngày càng cao, chi phí hợp lý, an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng; tăng sức cạnh tranh của vận tải biển để chủ động hội nhập và mở rộng thị trường vận tải biển trong khu vực và trên thế giới” -đó là một trong những mục tiêu của Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1601/QĐ-TTg ngày 15/10/2009. Quy hoạch cũng nêu rõ mục tiêu của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, kinh tế hàng hải đứng thứ hai và sau 2020 kinh tế hàng hải đứng đầu trong 5 lĩnh vực phát triển kinh tế biển; đồng thời góp phần củng cố an ninh, quốc phòng của đất nước. Trên cơ sở các phân tích về các nhân tố tác động đến sự thành công của cảng biển cũng như xu hướng phát triển cảng biển khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Việt Nam, cùng với cơ sở từ Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030 thì các định hướng phát triển hàng hải và cảng biển Việt Nam tập trung: Về vận tải biển, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải biển, đáp ứng nhu cầu vận tải biển nội địa, nâng cao thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 27-30%, kết hợp chở thuê hàng hóa nước ngoài trên các tuyến vận tải biển xa. Khối lượng do đội tàu Việt Nam đảm nhận khoảng 110-126 triệu tấn vào năm 2015; 215-260 triệu tấn vào năm 2020 và đến năm 2030 tăng gấp 1,5-2 lần so với năm 2020; số lượng hành khách đạt 5 triệu năm 2015; 9-10 triệu năm 2020 và năm 2030 tăng 1,5 lần so với năm 2020. Phát triển đội tàu biển Việt Nam theo hướng hiện đại, chú trọng phát triển các loại tàu chuyên dùng (tàu container, hàng rời, dầu...) và tàu trọng tải lớn. Năm 2010 có tổng trọng tải 6-6,5 triệu DWT; năm 2015 có tổng trọng tải 8,5-9,5 triệu DWT đến năm 2020 đạt 11,5-13,5 triệu DWT. Từng bước trẻ hóa đội tàu biển Việt Nam đến năm 2020 đạt độ tuổi bình quân 12 năm. Về công nghiệp tàu thủy, đến năm 2020, phát triển ngành công nghiệp tàu thủy nước ta đạt mức tiên tiến trong khu vực, đóng mới được tàu hàng trọng tải đến 300.000 DWT, các tàu khách, tàu dịch vụ dầu khí, tàu cứu hộ cứu nạn, bảo đảm hàng hải, công trình... Về định hướng phát triển hệ thống cảng biển trong giai đoạn tới, ngoài việc nâng cấp, đầu tư chiều sâu, phát huy hết công suất, hiệu quả của các cảng hiện hữu, cần tập trung vào việc xây dựng cảng trung chuyển quốc tế, cảng cửa ngõ quốc tế tại các vùng kinh tế trọng điểm, một số cảng nước sâu chuyên dụng xếp dỡ container, than quặng và dầu quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại... Thương mại quốc tế giữa Việt Nam và thế giới đã có những sự phát triển mạnh mẽ, và đây thực sự trở thành một điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển ngành vận tải biển của Việt Nam. Và trong quá trình phát triển đó, yêu cầu về việc phát triển vận tải biển theo hướng hiện đại hóa với chất lượng ngày càng cao, chi phí hợp lý, an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng; tăng sức cạnh tranh của vận tải biển là rất cần thiết để ngành vận tải biển Việt Nam có thể chủ động hội nhập và mở rộng thị trường vận tải biển trong khu vực và trên thế giới./. Định hướng phát triển cảng biển Việt Nam “Phát triển vận tải biển theo hướng hiện đại hóa với chất lượng ngày càng cao, chi phí hợp lý, an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng; tăng sức cạnh tranh của vận tải biển để chủ động hội nhập và mở rộng thị trường vận tải biển trong khu vực và trên thế giới” -đó là một trong những mục tiêu của Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1601/QĐ-TTg ngày 15/10/2009. Quy hoạch cũng nêu rõ mục tiêu của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, kinh tế hàng hải đứng thứ hai và sau 2020 kinh tế hàng hải đứng đầu trong 5 lĩnh vực phát triển kinh tế biển; đồng thời góp phần củng cố an ninh, quốc phòng của đất nước. Trên cơ sở các phân tích về các nhân tố tác động đến sự thành công của cảng biển cũng như xu hướng phát triển cảng biển khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Việt Nam, cùng với cơ sở từ Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030 thì các định hướng phát triển hàng hải và cảng biển Việt Nam tập trung: Về vận tải biển, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải biển, đáp ứng nhu cầu vận tải biển nội địa, nâng cao thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 27-30%, kết hợp chở thuê hàng hóa nước ngoài trên các tuyến vận tải biển xa. Khối lượng do đội tàu Việt Nam đảm nhận khoảng 110-126 triệu tấn vào năm 2015; 215-260 triệu tấn vào năm 2020 và đến năm 2030 tăng gấp 1,5-2 lần so với năm 2020; số lượng hành khách đạt 5 triệu năm 2015; 9-10 triệu năm 2020 và năm 2030 tăng 1,5 lần so với năm 2020. Phát triển đội tàu biển Việt Nam theo hướng hiện đại, chú trọng phát triển các loại tàu chuyên dùng (tàu container, hàng rời, dầu...) và tàu trọng tải lớn. Năm 2010 có tổng trọng tải 6-6,5 triệu DWT; năm 2015 có tổng trọng tải 8,5-9,5 triệu DWT đến năm 2020 đạt 11,5-13,5 triệu DWT. Từng bước trẻ hóa đội tàu biển Việt Nam đến năm 2020 đạt độ tuổi bình quân 12 năm. Về công nghiệp tàu thủy, đến năm 2020, phát triển ngành công nghiệp tàu thủy nước ta đạt mức tiên tiến trong khu vực, đóng mới được tàu hàng trọng tải đến 300.000 DWT, các tàu khách, tàu dịch vụ dầu khí, tàu cứu hộ cứu nạn, bảo đảm hàng hải, công trình... Về định hướng phát triển hệ thống cảng biển trong giai đoạn tới, ngoài việc nâng cấp, đầu tư chiều sâu, phát huy hết công suất, hiệu quả của các cảng hiện hữu, cần tập trung vào việc xây dựng cảng trung chuyển quốc tế, cảng cửa ngõ quốc tế tại các vùng kinh tế trọng điểm, một số cảng nước sâu chuyên dụng xếp dỡ container, than quặng và dầu quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại... Thương mại quốc tế giữa Việt Nam và thế giới đã có những sự phát triển mạnh mẽ, và đây thực sự trở thành một điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển ngành vận tải biển của Việt Nam. Và trong quá trình phát triển đó, yêu cầu về việc phát triển vận tải biển theo hướng hiện đại hóa với chất lượng ngày càng cao, chi phí hợp lý, an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng; tăng sức cạnh tranh của vận tải biển là rất cần thiết để ngành vận tải biển Việt Nam có thể chủ động hội nhập và mở rộng thị trường vận tải biển trong khu vực và trên thế giới. Kế hoạch phát triển giao thông vận tải giai đoạn đến năm 2010: a) Đường bộ: Quốc lộ: - Quốc lộ 1: hoàn thành mở rộng đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận vào năm 2006 và tiếp tục mở rộng đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ. Hoàn thành nâng cấp đoạn Cần Thơ - Năm Căn vào năm 2006 và các cầu trên tuyến vào năm 2007. Hoàn thành cầu Cần Thơ vào năm 2008. - Tuyến N2: từ Chơn Thành (Bình Dương) đến Vàm Rầy (Kiên Giang) là một phần của đường Hồ Chí Minh. Đây là tuyến xung yếu hỗ trợ cho quốc lộ 1, hiện đang đẩy nhanh tiến độ thi công đoạn Đức Hoà - Thạnh Hoá, năm 2006 hoàn thành. Tiếp tục thi công đoạn Chơn Thành - Đức Hoà (bao gồm cả đoạn Củ Chi - Đức Hoà), đoạn Thạnh Hoá - Mỹ An - Vàm Cống (kể cả cầu Cao Lãnh, Vàm Cống và tuyến vành đai Long Xuyên) hoàn thành trước năm 2010 bằng vốn đường Hồ Chí Minh. - Tuyến N1: đoạn Tịnh Biên - Hà Tiên hoàn thành 2006. Đoạn Châu Đốc - Tịnh Biên thực hiện trong giai đoạn 2006 - 2010. Đoạn Đức Huệ - Châu Đốc tạm dãn tiến độ sau năm 2010. - Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ: đây là tuyến quan trọng, là lối ra chủ yếu của đồng bằng sông Cửu Long trong thời điểm hiện nay. Đoạn thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương đã khởi công tháng 12 năm 2004, hoàn thành năm 2007. Đoạn Trung Lương - Cần Thơ hoàn chỉnh thủ tục để gọi Vốn đầu tư sau khi hoàn thành đoạn thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương. - Đường Hồ Chí Minh: ngoài phạm vi đoạn tuyến N2 triển khai thi công trước như đã nêu ở trên, giai đoạn đến năm 2010 thi công phần nền đường và cầu cống đoạn Năm Căn - Đất Mũi với quy mô 2 làn xe, đoạn còn lại từ Vàm Cống đến Cà Mau sẽ xây dựng tiếp sau. - Quốc lộ 50: đoạn Gò Công - Mỹ Tho đã hoàn thành giai đoạn 1. Phần còn lại của quốc lộ 50 (thành phố Hồ Chí Minh - Long An - Tiền Giang) bao gồm cả cầu Mỹ Lợi và cầu Chợ Gạo, hoàn thành trước năm 2010. - Tuyến Nam sông Hậu: xây dựng mới với quy mô 2 làn xe, đã khởi công quý II năm 2005 và hoàn thành năm 2008. - Tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp, xây dựng mới với quy mô 2 làn xe, đã khởi công quý II năm 2005 và hoàn thành năm 2008. Đây là tuyến có khả năng phát triển thành đường cao tốc trong tương lai. - Tuyến Vị Thanh - Cần Thơ: đầu tư xây dựng tuyến mới (dọc theo kênh Xà No) với quy mô quy hoạch dự kiến 4 làn xe. Trước mắt đầu tư theo quy mô 2 làn xe, hoàn thành năm 2009. - Quốc lộ 80: đoạn Mỹ Thuận - Vàm Cống triển khai nâng cấp với quy mô 2 làn xe, hoàn thành năm 2007. - Quốc lộ 61: đã hoàn thành nâng cấp đoạn Vị Thanh - Cái Tư thuộc địa phận Hậu Giang. Đẩy nhanh tiến độ thi công đoạn Cái Tắc - cầu Thuỷ Lợi, cầu Cái Tư, Cầu Miễu, hoàn thành năm 2006. - Quốc lộ 62 (đoạn Tân Thạnh - Bình Hiệp): đã cơ bản nâng cấp toàn tuyến với quy mô 2 làn xe từ Tân An đến Cửa khẩu Bình Hiệp. Riêng đoạn cửa khẩu Bình Hiệp nâng cấp với quy mô 4 làn xe, hoàn thành năm 2006. - Quốc lộ 63 (Gò Quao - thành phố Cà Mau): hoàn thành nâng cấp với quy mô 2 làn xe vào năm 2007. - Quốc lộ 30: đã cơ bản hoàn thành nâng cấp với quy mô 2 làn xe. Riêng đoạn Hồng Ngự - Dinh Bà hoàn thành năm 2006. - Quốc lộ 60: hoàn thành các đoạn qua Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng vào năm 2006 với quy mô 2 làn xe; đoạn Trung Lương - Rạch Miễu (Tiền Giang), hoàn thành vào năm 2008. Cầu Rạch Miễu đang triển khai đầu tư theo phương thức BOT vốn ngân sách hoàn thành năm 2006. Cầu Hàm Luông, hoàn thành năm 2010; cầu Cổ Chiên và Đại Ngãi đến năm 2010 vẫn tiếp tục sử dụng phà, trước mắt xây dựng các bến phà Cổ Chiên và Đại Ngãi bằng nguồn vốn vay của Đan Mạch. - Quốc lộ 53: thông xe cầu Long Toàn, nâng cấp một số đoạn với quy mô 2 làn xe: đoạn Km 114 - Km 130, đoạn tránh thị xã Trà Vinh, đoạn quốc lộ 53 kéo dài thuộc Vĩnh Long, hoàn thành năm 2007; các đoạn còn lại dự kiến sử dụng vốn WB thông qua dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng bằng sông Cửu Long (2006 - 2009) và ngân sách nhà nước. - Quốc lộ 54 (Đồng Tháp - Vĩnh Long - Trà Vinh): địa phận Đồng Tháp và Vĩnh Long nâng cấp phần tuyến với quy mô 2 làn xe, hoàn thành năm 2006. Cầu Trà Ôn và 5 cầu thuộc địa phận Vĩnh Long hoàn thành năm 2007. Đoạn Trà Mẹt - Tập Sơn địa phận Trà Vinh dự kiến nâng cấp bằng vốn vay WB thông qua dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng bằng sông Cửu Long (2006 - 2009) và ngân sách nhà nước. - Quốc lộ 57 (Vĩnh Long - Thạch Phú): đoạn Vĩnh Long - Mỏ Cày đang nâng cấp với quy mô 2 làn xe, hoàn thành năm 2007. Đoạn Mỏ Cày - Thạch Phú nâng cấp bằng vốn vay WB thông qua dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng bằng sông Cửu Long (2006 - 2009) và ngân sách nhà nước. - Quốc lộ 91: đoạn Nguyễn Trung Trực - Bến Thuỷ (gồm cả cầu Nguyễn Trung Trực, Chắc Cà Đao), hoàn thành 2007. Đoạn Cần Thơ - Cái Sắn dự kiến nâng cấp bằng vốn vay từ WB thông qua dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng bằng sông Cửu Long (2006 - 2009). - Hành lang ven biển phía Nam quốc lộ 80 + 63 (từ cửa khẩu Xà Xía đến Cà Mau) nâng cấp bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB). Khởi công năm 2006 và hoàn thành năm 2009. - Hệ thống đường trên đảo Phú Quốc: ưu tiên làm trước 3 tuyến: Dương Đông - Cửa Cạn, Suối Cái - Gành Dầu, Bãi Thơm - Gành Dầu (bao gồm cả cầu Dương Đông), hoàn thành vào năm 2008. Hệ thống giao thông địa phương: - Hệ thống đường tỉnh: những năm qua các địa phương đã quan tâm đầu tư, từng bước nâng cấp, mở rộng các tuyến đường tỉnh, nhất là các tuyến quan trọng tạo được sự kết nối tốt hơn với hệ thống quốc lộ. Trong thời gian tới tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống này, phấn đấu đến năm 2010 cứng hoá mặt đường đạt 100%. - Hệ thống giao thông nông thôn: phát triển mạnh hơn nữa phong trào toàn dân làm đường giao thông để mở rộng, nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn, phấn đấu 90% số xã có đường đến trung tâm vào năm 2010. Trong đó đặc biệt chú trọng khai thác tối đa lợi thế vận tải thủy. b) Đường sông: - Hoàn thành dự án nâng cấp 2 tuyến vận tải thủy thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Lương, thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau và cảng Cần Thơ vào năm 2005. Sử dụng vốn dư sau đấu thầu để đầu tư xây dựng tuyến vận tải thủy Cà Mau - Năm Căn, tuyến Kiên Lương - Hà Tiên, tuyến Bạc Liêu - Cà Mau (giai đoạn I) và 6 bến xếp dỡ, hoàn thành toàn bộ trong năm 2005. - Nâng cấp các tuyến sông chủ yếu: thành phố Hồ Chí Minh đi Kiên Lương qua Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, thành phố Hồ Chí Minh - Trà Vinh, Bạc Liêu - Cà Mau (giai đoạn II), tuyến tránh kênh Chợ Gạo và tuyến vận tải sông Hàm Luông bằng nguồn vốn vay từ WB, dự kiến khởi công năm 2006, hoàn thành năm 2009. - Hoàn thành nghiên cứu phương án tổng thể vận tải thủy đồng bằng sông Cửu Long trong mối quan hệ với các phương thức vận tải khác và từng bước tổ chức thực hiện. c) Đường biển: - Luồng Định An: cải tạo luồng Định An cho tầu 10.000 DWT - 20.000 DWT, hoàn thành trước năm 2010. Trước mắt tiến hành nạo vét duy tu hàng năm với mức độ chạy tầu hạn chế có lợi dụng thủy triều cho tầu đến 5.000 tấn - 10.000 tấn, xây dựng luồng tầu mới qua kênh Quan Chánh Bố để các tầu có trọng tải tới 20.000 DWT ra vào sông Hậu. - Liên doanh với các đối tác nước ngoài nghiên cứu để có thể đầu tư xây dựng cảng Chuyển tải cho tầu 30.000 - 60.000 DWT ở vùng biển ngoài khơi cửa Định An. - Đầu tư xây dựng cảng An Thới (Phú Quốc) cho tầu 2.000 - 3.000 DWT, hoàn thành vào năm 2008. - Từng bước nâng cấp luồng sông Hậu, sông Tiền, sông Cửu Lớn; các cảng tổng hợp Cần Thơ, Đại Ngải, Mỹ Thới, Cao Lãnh, Mỹ Tho, Vĩnh Thái, Năm Căn, Hòn Chông; các cảng chuyên dùng Việt Nguyên, Bình Trị; xây dựng mới một số cảng sông cần thiết khác. d) Hàng không: - Cảng hàng không Cần Thơ: Triển khai dự án cải tạo đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay và khu hàng không dân dụng để có thể tiếp nhận các loại máy bay như A321, B767 hoặc tương đương, năm 2007 hoàn thành. Nghiên cứu để triển khai tiếp giai đoạn sau. - Cảng hàng không Phú Quốc: Hiện nay hệ thống kết cấu hạ tầng tại Cảng hàng không Phú Quốc tại Dương Đông (gồm đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ, nhà ga) đã được đầu tư cải tạo hoàn chỉnh, tiếp nhận các loại máy bay ATR72, FOKKER70. Tuy nhiên tại vị trí này không thể nâng cấp mở rộng để tiếp nhận các loại máy bay lớn hơn. Xây dựng cảng hàng không quốc tế mới tại Dương Tơ. Hoàn thành quy hoạch tổng thể cảng hàng không mới, làm cơ sở tiến hành lập Dự án đầu tư. Có phương án huy động vốn để trong năm 2008 có thể khởi công xây dựng giai đoạn I Cảng hàng không quốc tế mới tại Dương Tơ, đáp ứng yêu cầu khai thác các loại máy bay A321, B767 hoặc tương đương và sau năm 2010 đưa vào khai thác sử dụng. - Cảng hàng không Rạch Giá, Cà Mau: Hệ thống sân đường khu bay đã đảm bảo để khai thác các loại máy bay như ATR72, FOKKER70. Năm 2005 triển khai xây dựng nhà ga hành khách và cải tạo nâng cấp khu bay để nâng cao năng lực và chất lượng phục vụ. đ) Đường sắt: Hoàn thành lập dự án đầu tư tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh - Mỹ Tho để có thể triển khai vào thời điểm thích hợp. 4. Một số cơ chế, chính sách: Phát triển giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của vùng trong điều kiện ngân sách nhà nước còn khó khăn cần có chính sách, cơ chế phù hợp nhằm phát huy tối đa thế mạnh của vùng; khai thác mọi nguồn lực; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm trên cơ sở lấy Cần Thơ là thành phố trung tâm, là đầu mối giao thông chính của cả vùng. a) Thường xuyên cập nhật, điều chỉnh các quy hoạch phát triển cho phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo tính đồng bộ, bền vững. Với các quy hoạch ta chưa có nhiều kinh nghiệm, có thể thuê tư vấn nước ngoài giàu kinh nghiệm để thực hiện hoặc Thẩm định. b) Gấp rút triển khai xây dựng đề án tổng thể, toàn diện về phát triển giao thông đường thuỷ cho toàn vùng để từng bước tổ chức triển khai thực hiện. c) Đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, đề xuất giải pháp xử lý căn bản về cửa Tiểu và cảng cho tầu lớn vào vùng đồng bằng sông Cửu Long. d) Bộ Giao thông vận tải phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương trong việc quy hoạch, thiết kế các Công trình giao thông để vừa đảm bảo yêu cầu về giao thông, vừa đảm bảo yêu cầu về thuỷ lợi, kiểm soát lũ, xây dựng các cụm tuyến dân cư. đ) Trên cơ sở các dự án đã được phê duyệt, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đã có nguồn vốn để sớm đưa vào khai thác sử dụng, nhất là các dự án trọng điểm. Sử dụng ngân sách nhà nước, ODA, Trái phiếu Chính phủ, BOT, thu phí hoàn vốn, nhượng bán quyền thu phí.... Các địa phương phải chủ động đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông vận tải để khai thác đồng bộ với hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải chung. e) Nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học Công nghệ để xử lý các vấn đề kỹ thuật xuất phát từ điều kiện địa chất, thuỷ văn phức tạp của khu vực nhằm làm giảm giá thành xây dựng và nâng cao chất lượng công trình. Điều 2. Tổ chức thực hiện: 1. Giao Bộ Giao thông vận tải triển khai phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển giao thông vận tải vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định này. 2. Các Bộ, ngành Trung ương và địa phương phối hợp chặt chẽ trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thực hiện. 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét, bố trí vốn trong kế hoạch hàng năm cho các dự án được duyệt theo quyết định này; đồng thời phối hợp với Bộ Giao thông vận tải huy động thêm các nguồn vốn khác để thực hiện. 4. Các địa phương phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong qúa trình triển khai dự án đầu tư trên địa bàn đảm bảo chất lượng và tiến độ, nhất là công tác giải phóng mặt bằng; tích cực huy động mọi nguồn lực và dành một phần thích đáng từ ngân sách hàng năm để phát triển hệ thống giao thông địa phương. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Định hướng phát triển các ngành dịch vụ đến năm 2010 Định hướng phát triển chung của các ngành này đến năm 2010 là đạt tốc độ tăng trưởng tình quân khoảng 15%/năm và tăng nhanh tỷ trọng đóng góp trong cơ cấu GDP của tỉnh, từ 30,2% năm 2000 lên 34% vào năm 2005 và chiếm khoảng 41,7% vào năm 2010. 1. Định hướng phát triển thương mại Phương hướng phát triển lĩnh vực này là đa dạng hóa các thành phần kinh tế, các loại hình thương mại, phát triển mạng lưới chợ, các trung tâm giao lưu buôn bán và mở rộng thị trường trong tỉnh, đồng thời tạo cơ chế, thể chế và điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu hàng hóa với các tỉnh trong vùng, với cả nước và với nước ngoài. Với điều kiện địa lý và giao thông thuận lợi, việc phát triển thương mại của Hà Nam luôn có lợi thế và tiềm năng to lớn. Trong giai đoạn tới Hà Nam sẽ tập trung phát triển các trung tâm thương mại gắn liền với phát triển các khu công nghiệp, các thị xã, thị trấn, thị tứ, huyện lỵ, phát triển rộng khắp mạng lưới thu mua, bán buôn, bán lẻ ở các vùng nông thôn. Đẩy mạnh xuất – nhập khẩu và giao lưu, trao đổi hàng hóa với bên ngoài. Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, tăng nhanh kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu trong GDP của tỉnh (từ khoảng 3% năm 2000 lên khoảng 7% vào năm 2010), với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2001 – 2010 đạt 22 – 25%/năm. Dự báo cơ cấu giá trị xuất khẩu của tỉnh đến năm 2010 sẽ bao gồm: nhóm sản phẩm nông, lâm, thủy sản chế biến chiếm từ 50% đến 60%; nhóm hàng dệt, da, may mặc, tơ tằm chiếm khoảng 30 – 35%; các mặt hàng xuất khẩu khác chiếm 5 – 10%. 2. Định hướng phát triển du lịch Với tiềm năng du lịch đa dạng, Hà Nam có thể phát triển mạnh các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, tham quan, lễ hội, tín ngưỡng, du lịch quá cảnh, du lịch thể thao, chữa bệnh và điều dưỡng sức khoẻ… Việc phát triển du lịch và tổ chức các loại hình du lịch ở Hà Nam cần có sự liên kết, phối hợp với hoạt động du lịch của các tỉnh trong vùng, nhất là các tỉnh phụ cận như Hà Nội, Hà Tây, Ninh Bình, Nam Định… để hình thành một không gian du lịch rộng lớn, với nhiều tuyến du lịch hấp dẫn, thu hút và lưu trú khách du lịch. Mục tiêu của ngành du lịch Hà Nam đến năm 2010 là thu hút được khoảng 5.000 lượt khách quốc tế và khoảng 120.000 lượt khách trong nước mỗi năm; với tổng doanh thu đạt trên 7,7 triệu USD/năm, tăng hơn 7 lần so với năm 2000. Tuy nhiên, để phát triển du lịch trong xu thế hội nhập với phát triển du lịch của vùng và của cả nước, ngành du lịch Hà Nam cần có sự quy hoạch, đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo và nâng cấp các cụm, điểm du lịch, các di tích lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng; phát triển cơ sở hạ tầng và mạng lưới dịch vụ du lịch (như giao thông, phương tiện đi lại, khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí, các dịch vụ thương mại, ngân hàng, bưu chính viễn thông…) thuận lợi cho khách du lịch. Đồng thời, mở rộng tuyên truyền, quảng bá du lịch của tỉnh và đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tri thức văn hóa, lịch sử cho đội ngũ những người làm công tác du lịch, tạo ra một môi trường du lịch thuận lợi, hiện đại và văn minh. Xã hội hóa các hoạt động du lịch đồng thời với việc tăng cường quản lý Nhà nước các hoạt động du lịch trên địa bàn. Phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội trong hoạt động du lịch trên địa bàn. Theo đó, có thể ưu tiên đầu tư phát triển các cụm/tuyến du lịch như: • Cụm Đền Trúc – Ngũ Động Sơn thuộc khu vực núi Cấm và khu vực Núi Ngọc – Chùa Bà Đanh (Kim Bảng). Đây là các khu du lịch lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng nổi tiếng, gần kề nhau, có cảnh quan đẹp. Cụm du lịch này có thể kết nối với du lịch Chùa Hương (Hà Tây) tạo thành một cụm/tuyến du lịch hấp dẫn. • Quần thể di tích Đinh Lê (xã Liêm Cần, Liêm Thanh) và khu vực núi Kẽm Trống (xã Thanh Hải), đình Đống Cầu (xã Liêm Túc), chùa Châu (Kiện Khê) và các điểm du lịch khác ở vùng núi đá vôi huyện Thanh Liêm. Cụm tuyến du lịch này có thể gắn kết với các điểm du lịch nổi tiếng ở Ninh Bình (cả về mặt không gian lẫn lịch sử, văn hóa và cảnh quan du lịch). • Cụm du lịch huyện Duy Tiên: gồm chùa Đọi Sơn (xã Đọi Sơn), đền Lãnh (xã Mộc Sơn), Đình Khả Duy (xã Mộc Bắc), chùa Bạch Liên (Trác Văn)… • Cụm du lịch Lý Nhân – Bình Lục với các di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật nổi tiếng như đền Trần Thương (xã Nhân Đạo), đình Văn Xá (xã Đức Lý), đình Thọ Chương (Đạo Lý), núi Nguyệt Hằng (xã An Lão), Từ đường Nguyễn Khuyến (xã Trung Lương), đình Cổ Viễn (xã Hưng Công)… 3. Định hướng phát triển giao thông vận tải, dịch vụ bưu điện, viễn thông Theo quy hoạch của tỉnh, giai đoạn 2001 đến 2010 sẽ phối hợp với Bộ giao thông vận tải để tiếp tục nâng cấp và mở rộng tuyến Quốc lộ 1A trên địa bàn Hà Nam đạt tiêu chuẩn cấp II, đường đôi với 4 làn xe chạy 1 chiều (như đoạn từ Hà Nội đến Cầu Giẽ hiện nay). Chuyển đoạn quốc lộ 1A và đường sắt ra ngoài thị xã Phủ Lý về phía đông, (từ Ba Đa qua Đình Mễ nối với đường 62 ra đường 21 ở Bằng Khê và theo đường 62 đến nút giao thông quốc lộ 1A phía dưới thị xã). Xây dựng ga đường sắt mới theo tuyến đường sắt dịch chuyển. Tuyến đường sắt chuyên dụng vào khu công nghiệp Bút Sơn – Kiện Khê sẽ được nối với ga đường sắt mới qua cầu Đọ Xá. Các tuyến quốc lộ 21A, 21B sẽ được nâng cấp, mở rộng thành đường cấp III đồng bằng (lộ giới rộng 22m). Cùng với việc xây dựng cầu Yên Lệnh, các tuyến đường 38 và 60B nối quốc lộ 1A tại Đồng Văn với quốc lộ 39 (qua Hưng Yên đến quốc lộ 5 đi Hải Phòng) sẽ được cải tạo, nâng cấp thành quốc lộ (lộ giới rộng 22m). Các tuyến tỉnh lộ còn lại sẽ được nhựa hóa toàn bộ, trong đó có 70% đạt tiêu chuẩn đường giao thông cấp III đồng bằng; 30% đường tỉnh lộ còn lại và 100% đường cấp huyện được nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp IV và toàn bộ các đường xã, liên xã sẽ được nhựa hóa, đạt tiêu chuẩn đường cấp V đồng bằng. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển giao thông nông thôn, bê tông hóa toàn bộ đường làng, ngõ xóm và rải lát đá toàn bộ đường từ làng ra đồng ruộng. Về giao thông vận tải thủy, sẽ cải tạo, khai thông tất cả các tuyến đường sông nội hạt nối với sông Đáy và sông Hồng, tạo thành mạng lưới giao thông đường thủy khép kín, liên hoàn, có thể vận tải lưu thông hàng hóa (nhất là than, đá, xi măng, vật liệu xây dựng, vật tư phân bón, hàng nông sản…) một cách thuận lợi Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh lân cận ở đồng bằng sông Hồng. Giai đoạn 2000 – 2010, dự kiến sẽ xây dựng và kiên cố hóa toàn bộ các cầu, cống giao thông trên các tuyến, xây dựng mới cầu Yên Lệnh, cầu vượt đường sắt tại Ba Đa, cầu thay thế đập trên các tuyến đường sông như đập Vĩnh Trụ, đạp Trung, đập Phúc, cầu Bồng Lạng, cầu Kiện Khê,… sẽ xây dựng các cảng sông lớn tại Như Trác và Đọ Xá (mỗi cảng có công suất bốc dỡ khoảng 800.000 tấn/năm) và một số bến bãi vận tải đường sông khác như bến Vĩnh Trụ, bến Điệp Sơn, An Bài,… chuyển bến xe khách trung tâm thị xã Phủ Lý ra ngoại vi thị xã, xuống phía nam, dưới ngã ba Hồng Phú và mở rộng quy mô vận chuyển khách của bến xe lên 1 triệu lượt khách/năm), bến xe Vĩnh Trụ, Hoà Mạc (mỗi bến vận chuyển 300.000lượt khách/năm), bến xe Quế và một số bến tại các huyện lỵ, thị trấn khác. Đối với lĩnh vực bưu chính, viễn thông, hướng phát triển của tỉnh là tiếp tục mở rộng mạng lưới đi đôi với hiện đại hóa công nghệ kỹ thuật, đảm bảo phục vụ mọi nhu cầu thông tin, liên lạc, bưu điện trong tỉnh, liên tỉnh và quốc tế, với chất lượng dịch vụ ngày càng cao. Đẩy mạnh phát triển mạng lưới dịch vụ bưu chính, viễn thông, thông tin liên lạc đến các vùng nông thôn và kết hợp với các dịch vụ khác như tín dụng, ngân hàng, thông tin kinh tế – xã hội và các dịch vụ văn hóa thông qua mạng lưới bưu điện, viễn thông ở cơ sở. Đến năm 2010, mạng lưới bưu chính, viễn thông của Hà Nam đạt trình độ phát triển chung của cả nước. Phát triển mạnh các dịch vụ tài chính, tín dụng, ngân hàng và dịch vụ khác: Phát triển các lĩnh vực dịch vụ này là hết sức quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập. Các lĩnh vực dịch vụ này phải đáp ứng được nhu cầu tín dụng, đầu tư vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển các lĩnh vực xã hội, đồng thời đảm bảo cân đối ngân sách trên địa bàn, chống lãng phí, thất thu ngân sách và góp phần ổn định, làm mạnh hóa thị trường tiền tệ, tín dụng và đầu tư trên địa bàn tỉnh.
****************Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************
|
#2
|
|||||||||||||
|
|||||||||||||
Ðề: Gui ho bai tap ve lam tieu luan voi khoi quan net ho ko cho cam usb xin cac bac a
Hội thi sự nhẫn nại đê
-->
[Click Here To View tranquyetthang's Signature] |
Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách) | |
Ðiều Chỉnh | |
Xếp Bài | |
|
|