|
|
#1
|
|||||||||||||
|
|||||||||||||
Bạn có biết người Quảng Bình HLV ĐT karatedo Lê Công
(Sưu tầm) Cứ mỗi kỳ SEA Games đến, karatedo vẫn được coi như “mỏ vàng” của thể thao nước nhà. Đằng sau những thành công vang dội liên tiếp của karatedo VN hôm nay có sự đóng góp không nhỏ của HLV trưởng Lê Công - người đã gắn bó 15 năm liền với đội tuyển karatedo VN. Gặp nhau tại lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Trung tâm HLTTQG Hà Nội, thầy Công xúc động khi người viết muốn được nghe về cuộc đời, sự nghiệp của ông Tập võ từ năm 13 tuổi Thầy Công bổi hồi kể lại: “Hồi bé tôi nhỏ con lắm nhưng lại rất ham mê võ thuật. Nhà tôi ở Quảng Bình nên thường xuyên học võ của bộ đội ra Bắc tập kết đi qua nhà. Năm 1972, khi tham gia chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị (Ái Tử), tôi tình cờ bắt được một cuốn sách có tên Suzucho Karate, đó là một bước ngoặt trong đời võ nghiệp của tôi. Cuốn sách này đã cuốn hút tôi, tôi đã mày mò, vừa học vừa luyện theo hướng dẫn của sách. Đến năm 1981 tôi bắt đầu mở lớp dạy võ tại nhà riêng. Thời gian đầu quả thật vất vả vì kỹ thuật còn thiếu rất nhiều. Tuy nhiên, tôi vừa dạy vừa học hỏi thêm tại trường Đại học Thể dục thể thao I. Tốt nghiệp năm 1986, tôi tham gia huấn luyện cho quân đội. Cho đến đầu những năm 90, karatedo bắt đầu phát triển cùng nhiều môn thể thao khác, những học trò của tôi từ quân đội đã có những bước đầu thành công ở các giải đấu trong nước. Tận tụy với công việc Kể từ khi karatedo thực sự trở thành môn thế mạnh của thể thao Việt Nam, HLV Lê Công luôn là người dẫn dắt các tuyển thủ đi so tài ở các giải của khu vực và quốc tế. Có quá nhiều lớp VĐV dưới sự dẫn dắt của thầy Công đã đạt nhiều danh hiệu quốc tế. Có người vẫn ở lại với nghề, có người theo đuổi con đường khác nhưng không một ai thầy Công quên tên cả. Nào là những VĐV gạo cội như Phạm Hồng Thắm, Vũ Quốc Huy, Vũ Kim Anh, Nguyễn Trọng Bảo Ngọc đến những Hà Thị Kiều Trang, Phạm Trần Nguyên... đến những VĐV trẻ sau này. Đỉnh cao nhất trong sự nghiệp dẫn dắt của thầy là thành công ngoài mong đợi tại SEA Games 22 được tổ chức trên sân nhà. Sau SEA Games 22, một số tuyển thủ kỳ cựu giã từ sàn đấu, do vậy công việc của thầy lại vất vả hơn, vừa huấn luyện đội tuyển trẻ vừa theo dõi sát sao các giải đấu trong nước để phát hiện, tuyển chọn thêm những gương mặt xuất sắc vào đội tuyển quốc gia. Nhiều người bảo thầy ở cái tuổi gần 60 nghỉ đi là vừa thì bị thầy mắng lại ngay: “Đừng nghĩ già mà bảo là kém, tôi vẫn có sức khoẻ tốt, tập luyện tốt, cảm xúc tốt thì không bao giờ nghỉ. Tôi chỉ nghỉ khi có người làm thay tốt hơn tôi”. Thầy Công thường dậy từ 5g sáng để tập quyền trước khi bước vào huấn luyện cả ngày với các học trò. Thời gian này, thầy cũng phải huấn luyện cho cả đoàn Campuchia nên thường xuyên kết thúc công việc vào tối khuya. “Mệt lắm nhưng cứ nghĩ đến những thành công của các học trò tôi lại thấy hào hứng”, thầy Công kể. Đặc biệt, thầy cho biết không bao giờ có khái niệm nghỉ ốm, có thời kỳ 3-5 năm thầy không nghỉ ngày nào, trừ khi phải đi công tác. Với thầy, con nhà võ mấy vụ đau đầu, sổ mũi coi như không tính. Thầy Công luôn làm việc theo giáo án và có kế hoạch, luôn bám về nhiệm vụ của từng VĐV để huấn luyện riêng, vì thế mà các học trò dưới tay thầy tiến bộ rất nhanh. Ngoài tập luyện, thi đấu, thầy Công là con người đề cao tinh thần đoàn kết. Theo thầy, kỹ thuật chỉ quyết định được 50% còn lại là tinh thần, sự thông minh và cả cái hồn trong nghề nghiệp. Cũng vì để tạo sự đoàn kết, thầy thường xuyên không về nhà mà ở lại cùng các học trò, lắng nghe xem họ cần gì, vướng mắc chỗ nào, không hài lòng với ai... Yêu nghề là vậy nhưng thầy Công hóm hỉnh bảo quan niệm của tôi là “âm dương cân bằng”. Thầy luôn sắp xếp thời gian sinh hoạt cùng gia đình, với 2 đứa con gái và các cháu. Với thầy, công việc và gia đình luôn là 50-50. Và những trăn trở… Bỏ qua những chuyện “thường ngày ở phố huyện” như thiếu thuốc, thiết bị tập luyện..., thầy Công cho biết gần 30 năm trong nghề đã chứng kiến biết bao nhiêu VĐV chỉ vì chấn thương mà nghỉ thi đấu, có người tàn tật suốt đời. Các VĐV này đã cống hiến sức lực của mình cho quốc gia. Họ cũng phải được coi như những người lính của thời bình. “Tôi cho rằng nên chăng nhà nước có những chứng nhận thương tật cùng với những hỗ trợ về vật chất”, giọng thầy Công nghẹn lại... Ngoài ra còn có hai người thầy của tôi: Võ sư - HLV Lê Văn Núp là người đầu tiên đem Karate-Do truyền vào Quảng Bình, thập niên 1990. HLV Lê Văn Núp sinh ngày 13/3/1961, tại Quảng Bình, Huyền đai Đệ Ngũ đẳng, hiện là Phó Giám đốc Trung tâm TDTT tỉnh. Địa chỉ liên lạc: HLV Lê Văn Núp. ĐT: (052). 3846105. 0982.098.529 Phụ trách Phân đường Nghệ An là võ sư - HLV Lê Thanh Tâm(ở giữa), sinh ngày 16/8/1959, tại Quảng Bình, Huyền đai Đệ Ngũ đẳng, Chủ tịch Hội Karate-Do Nghệ An, phó Chủ tịch Liên đoàn võ thuật Nghệ An, HLV Trưởng đội tuyển Karate-Do Nghệ An. Huấn luyện viên trưởng câu lạc bộ Nhà Văn Hóa Lao Động- TP.Vinh-Nghệ An (Mình làm huấn luyện viên ở đây được 2 năm) Địa chỉ liên lạc: 111 Trường Tiến. P Hưng Bình. TP Vinh. Nghệ An. ĐT: 0988. 506.089 TB:Nếu bạn đam mê võ thuật hãy liên lạc với tôi. Tôi sẽ cũng chia sẽ với bạn. Tuy tôi không biết nhiều những cũng có thể đàm đạo được với bạn. Tôi giờ cũng là huấn luyện viên rồi.hehe. Huyền đai đệ nhị đẳng Phạm Ngọc Chiến Đt:0989.935.407 Mail:pham.ngocchien@yahoo.com Trước khi bước vào con đường võ đạo bạn nên đọc các bài này Dạy võ và đạo làm người http://nguoiquangbinh.net/forum/dien...ad.php?t=42275 Karate - không thủ đạo http://nguoiquangbinh.net/forum/dien...ad.php?t=42432 Con gái hiền hơn khi học võ http://nguoiquangbinh.net/forum/dien...ad.php?t=42321 Nguồn gốc KarateDo http://nguoiquangbinh.net/forum/dien...ad.php?t=42724 Cú đấm trên giấy http://nguoiquangbinh.net/forum/dien...ad.php?t=42722
****************Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************
thay đổi nội dung bởi: pham.ngocchien, 12-03-2010 lúc 01:02 PM. |
Admin (02-02-2010), akay_vc (13-02-2011), ñïÇk ǵå Çåµ MinH : (02-02-2010), bonmat_23t (31-01-2010), dai trach pro (26-01-2010), Hải Nguyễn (19-04-2010), hoacuanui1987 (01-02-2010), leanhson_1986 (06-04-2010), ledungarc126 (05-02-2010), |
#2
|
|||||||||||||
|
|||||||||||||
Ðề: Bạn có biết người Quảng Bình HLV ĐT karatedo Lê Công
Lấn đàu nghe nói nì
|
#3
|
|||||||||||||
|
|||||||||||||
Ðề: Bạn có biết người Quảng Bình HLV ĐT karatedo Lê Công
Thế à. Hì giờ thì biết rồi chi...
|
#4
|
|||||||||||||
|
|||||||||||||
Ðề: Bạn có biết người Quảng Bình HLV ĐT karatedo Lê Công
hì đồng môn, đồng sư
|
#5
|
|||||||||||||
|
|||||||||||||
Ðề: Bạn có biết người Quảng Bình HLV ĐT karatedo Lê Công
--> [Click Here To View pham.ngocchien's Signature] |
#6
|
|||||||||||||
|
|||||||||||||
Ðề: Bạn có biết người Quảng Bình HLV ĐT karatedo Lê Công
Sao ít người đam mê voc thuật thế hè. Người QB có truyền thống lắm mà.....
thay đổi nội dung bởi: changtraiyeuem, 01-02-2010 lúc 09:26 AM. |
#7
|
|||||||||||||
|
|||||||||||||
Ðề: Bạn có biết người Quảng Bình HLV ĐT karatedo Lê Công
Cho 4mat học với , mai mốt về đập chồng , kekke
|
#8
|
|||||||||||||
|
|||||||||||||
Ðề: Bạn có biết người Quảng Bình HLV ĐT karatedo Lê Công
Có nhận anh làm sư phụ không? hehe...
[Click Here To View pham.ngocchien's Signature] |
#9
|
|||||||||||||
|
|||||||||||||
Ðề: Bạn có biết người Quảng Bình HLV ĐT karatedo Lê Công
Ở sài gòn dạy chổ nào vậy nhĩ
-->
[Click Here To View WINTU's Signature] |
#10
|
|||||||||||||
|
|||||||||||||
Ðề: Bạn có biết người Quảng Bình HLV ĐT karatedo Lê Công
[Click Here To View pham.ngocchien's Signature] thay đổi nội dung bởi: pham.ngocchien, 01-02-2010 lúc 01:04 PM.
|
Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách) | |
Ðiều Chỉnh | |
Xếp Bài | |
|
|