Những câu chuyện về các võ sư nổi tiếng ở Việt Nam..! - +:| Diễn đàn Người Quảng Bình |:+

Go Back   +:| Diễn đàn Người Quảng Bình |:+ >
¤,¸¸,*¤* HỘI ĐỒNG HƯƠNG QUẢNG BÌNH *¤*,¸¸,¤
> |+| CÂU LẠC BỘ NQB|+| > CLB VÕ THUẬT
Quên mật khẩu? Đăng ký!

ĐỘI BÓNG NQB | HỘI NGHỆ SĨ | HỘI TRÀ ĐÁ | CLB NGOẠI NGỮ (QEC)| SIDEWALK CLUB | RADIO NQB | BAN QUẢN TRỊ
Trả lời
  #1  
Old 25-05-2011, 10:27 AM
kuku.Mt3..!'s Avatar
kuku.Mt3..! kuku.Mt3..! vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Smod- Trợ lý NQB
 
Tham gia ngày: Dec 2009
Đến từ: Lệ Thủy <=>Biên Hòa..!
Tên Thật: Cứ gọi là "kuku" cho nó dễ gần!!!!
Bài gởi: 2,382
Được cảm ơn 9,383 lần trong 2,119 bài viết
Default Những câu chuyện về các võ sư nổi tiếng ở Việt Nam..!


* Đệ nhất roi Hồ Ngạch và hai lần đánh cướp Dư Đành *

Biết đã vào thế hiểm, Dư Đành đành nhắm mắt chờ đường roi sát thủ. Thế nhưng, sau khi tiếng roi vun vút cất lên, Dư Đành thở phào choàng tỉnh bởi đường roi vừa chạm áo thì đối thủ đã thu về không đánh nữa

Võ Việt Nam khởi nguồn từ võ trận, bởi suốt 4.000 nghìn năm đất nước bao phen phải gồng mình chống giặc ngoại xâm. Cho đến ngày nay, giữa bộn bề lo toan của cuộc mưu sinh, tinh thần thượng võ vẫn có đất để phát dương quảng đại.

Trên đây là đôi dòng phác họa về người được mệnh danh là "Đệ nhất roi Hồ Ngạch" mà GiadinhNet kể cùng độc giả (ở phía dưới)...
Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một (và đầu tiên) trong số vô vàn những "huyền thoại" mà GiadinhNet sẽ kể tiếp với độc giả, để cùng hiểu thêm về truyền thống võ học của dân tộc Việt Nam.

Và nữa, trên bầu trời võ thuật rộng lớn ấy, có những cao thủ như tinh tú rực rỡ và các cao nhân “ngọa Hổ tàng Long”. Nhưng ai mới xứng đáng là đệ nhất cao thủ?

So với những cao thủ bây giờ thì họ đã là những bậc tiền bối, công phu đã danh trấn thiên hạ bấy lâu. Sống dưới chế độ thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, quãng thời gian mà tinh thần thượng võ bị triệt tiêu tới mức tối đa (phòng ngừa phản kháng), họ đã là cầu nối, đã bôn ba khắp nơi để tầm sư, rèn võ, cứu rỗi cả nền võ thuật Việt Nam trong buổi suy tàn.

Dù đến giờ, đa phần đã thành người thiên cổ nhưng tài đức của họ thì vẫn là tiếng thơm để hậu bối noi theo...

Đệ nhất roi Hồ Ngạch và hai lần đánh cướp Dư Đành

Luận về võ công, không thể không nhắc đến đất võ Bình Định, cụ thể hơn là những địa danh như Thuận Truyền, An Vinh, An Thái. Đến giờ, tại nơi nghĩa quân Tây Sơn dấy binh đánh đuổi quân thù ấy vẫn còn truyền tụng những câu tục ngữ nói về tinh thần thượng võ của những địa danh này. “Roi Thuận Truyền, quyền An Thái” hay “Trai An Thái, gái An Vinh”...

Thôn Thuận Truyền nằm ở xã Bình Thuận, thôn An Vinh thuộc xã Bình An (quận Bình Khê), An Thái thuộc xã Nhơn Phúc huyện An Nhơn, giờ vẫn tồn tại rất nhiều những lò võ nức tiếng xa gần. Trong làng roi Thuận Truyền, không ai không biết tên tuổi lẫy lừng của võ sư Hồ Ngạch.

Hồ Ngạch tên thật là Hồ Nhu, ông sinh năm 1891, mất năm 1976, nguyên quán thôn Háo Ngãi, xã Bình An, sinh sống tại thôn Thuận Truyền, Bình Thuận. Cha ông là Đốc Năm (Hồ Đức Phổ), một võ quan của triều đình Huế, mẹ ông bà Lê Thị Huỳnh Hà, cũng là một người nức tiếng giỏi võ trong vùng.

Ngay từ nhỏ, Hồ Ngạch đã được cha mẹ truyền dạy võ công. Lớn lên, ông được gia đình gửi vào lò võ của cao sư Ba Đề, tiếp đến là Đội Sẻ, Hồ Khiêm, toàn những người nổi tiếng. Bởi thế, từ những đường roi của các cao nhân như Ba Đề, Hồ Khiêm kết hợp với nội công học được từ thầy Đội Sẻ đã tạo ra một Hồ Ngạch với những đường côn biến hoá, sâu hiểm khôn lường. Theo sự truyền tụng của giới võ lâm khi ấy, đường roi của Hồ Ngạch là tuyệt kỹ vô song.

Dân Bình Định đến giờ vẫn truyền tụng nhiều câu chuyện Hồ Ngạch bị các cao thủ khiêu chiến, thậm chí cả “đánh úp” hết sức lạ lùng. Các cao nhân thử tài với Hồ Ngạch thì nhiều lắm, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là những trận thư hùng với lực sĩ Dư Đành.

Dư Đành là tướng cướp, về võ công thì đến cả quân lính triều đình khi nghe thấy tên cũng đã hồn xiêu phách tán. Tung hoành khắp vùng không có đối thủ, nghe tiếng Hồ Ngạch, Dư Đành nhiều lần gửi lời khiêu chiến. Chối từ mãi không được, sau cùng Hồ Ngạch cũng phải nhận lời thách đấu. Lần ấy, Dư Đành đem lũ lâu la về tận Thuận Truyền và hống hách đưa ra điều kiện, nếu Hồ Ngạch đấu thua thì phải gia nhập đảng cướp của y.

Vậy là, tại bãi vắng ngay sát thôn Thuận Truyền đêm ấy, một mình Hồ Ngạch đã đánh bại cả chục tên đệ tử của Dư Đành, vốn đều là những cao thủ võ lâm. Khi đám tay chân mỗi tên nằm một góc thì Dư Đành xuất hiện. Phải nói thêm rằng, Dư Đành có sức mạnh chẳng ai sánh kịp. Đã có lần, để diễu võ dương oai, một tay y đã cắp cả một con nghé hệt như người ta nhẹ nhàng bồng trên tay đứa trẻ.

Với thanh đao sáng loáng trên tay, vừa xuất hiện là Dư Đành tung đòn tới tấp. Thế nhưng, với đường roi thượng thừa của mình, Hồ Ngạch cũng chẳng hề nao núng. Đánh mãi mà vẫn không tìm được kẽ hở để “ăn sống nuốt tươi” đối phương, Dư Đành thấy máu nóng dồn lên mặt. Và khi ấy, Hồ Ngạch mới ra đòn tuyệt kỹ...

Tránh đòn truy hồn của đối phương, ông nhẹ nhàng tung người đá văng thanh đao cắm xuống đất, đồng thời xoay người giở đòn đánh nghịch. Biết đã vào thế hiểm, tiến thoái lưỡng nan, Dư Đành đành nhắm mắt chờ đường roi sát thủ. Thế nhưng, sau khi tiếng roi vun vút cất lên, Dư Đành đã thở phào choàng tỉnh bởi đường roi vừa chạm áo thì đối thủ đã thu về không đánh nữa.

Trận thư hùng ấy, dù đã nợ Hồ Ngạch một mạng nhưng Dư Đành vẫn không phục. Y rắp tâm kiếm cơ hội trả thù. Bởi thế, một chiều, đang mải mê với những chiêu thức võ thuật thì Hồ Ngạch được mọi người báo tin, không biết ai đã đến nương sắn nhà mình và nhổ hết sắn đóng vào những giỏ lớn. Điều lạ lùng là tất cả số sắn đó, kẻ trộm không lấy mang đi mà vẫn để nguyên trên rẫy.

Hồ Ngạch đâu biết rằng, đó là một âm mưu của Dư Đành. Ra rẫy, thấy sắn bị nhổ, chẳng còn cách nào khác, Hồ Ngạch đành phải quẩy những sọt sắn trĩu nặng ấy về. Vừa đi được một đoạn thì từ bụi cây bên đường, Dư Đành vọt ra với chiếc bắp cày trên tay. Chẳng nói chẳng rằng, y tung luôn một đường sát thủ.

Nghe tiếng gió, Hồ Ngạch vội thụt xuống, đường cày vụt qua đầu, văng thẳng vào cây bồ lời làm thân cây gẫy gập. Lợi dụng luôn cú đánh hụt ấy, Hồ Ngạch tức tốc áp sát, nhanh như chớp, chụp luôn tay Dư Đành rồi sử dụng thế lạc côn, không những hoá giải mà còn biến sức đối phương thành lực của mình, hất thẳng Dư Đành xuống bụi tre gần đó. Mắc kẹt giữa đám tre gai góc, lúc ấy, Dư Đành mới khẩn khoản xin tha và hứa từ đó không bao giờ dám về làng Thuận Truyền quậy phá nữa

Rất nhiều võ sư Việt Nam hiện nay có thể biểu diễn được công phu này

Đệ nhất côn thư hùng đệ nhất quyền

Năm 1924, làng võ Bình Định xuất hiện thêm một dòng võ mới đó là quyền Tàu. Người sáng lập ra dòng võ này là Tàu Sáu, tên thật là Diệp Trường Phát, sinh năm 1896 tại An Thái. Tuy là người Trung Quốc nhưng gia đình Diệp Trường Phát sinh sống ở An Thái đã được mấy đời.

Hấp thụ tinh thần thượng võ từ An Thái, 13 tuổi, Diệp Trường Phát được gia đình gửi về Trung Quốc để học võ từ các cao sức của Thiếu lâm Bắc phái. Sau 15 năm thụ giáo tại cố hương, 28 tuổi, Diệp Trường Phát trở lại An Thái mở lò dạy quyền Tàu.

Đến giờ, dân làng An Thái vẫn truyền tai nhau chuyện thi tài giữa Sáu Tàu và đệ nhất roi Hồ Ngạch. Bởi đó là cuộc thí võ kết bạn nên hai bên đã giao ước không gây thương tích, chỉ dùng mực ghi dấu trên y phục đối phương. Trước sự chứng kiến của nhiều môn đồ, hai ông giao kèo lấy một tuần nhang là một hiệp đấu.

Sau hiệp đấu quyền, khán giả đếm được những vết mực trên áo hai người là như nhau, tuy thế, Hồ Ngạch vẫn chắp tay bái phục Tàu Sáu, thừa nhận mình kém hơn một bậc. Khán giả hết sức ngạc nhiên.

Khi ấy, Hồ Ngạch mới giải thích, các vết mực Tàu Sáu lưu trên y phục mình có phần nhạt hơn. Điều đó chứng tỏ rằng, đường quyền thế cước của Tàu Sáu đã ở mức thượng thừa. Bởi vậy nên ông mới có thể vận hành công lực như ý muốn nên đòn ra mới nhẹ nhàng, dấu mực mới nhạt. Nếu cũng những quyền thế ấy, thi triển hết 12 thành công lực thì sức mạnh sẽ rất kinh hoàng, có thể lấy mạng người trong chớp mắt.

Về côn, tuyệt kỹ của Hồ Ngạch, hai bên cũng quần thảo kinh hồn. Người xem chỉ thấy tiếng gậy va vào nhau chan chát còn bóng người thì lấp loá, mờ ảo. Sau tuần nhang, Tàu Sáu thấy trên người mình nhiều vết mực hơn. Trước đông đảo mọi người, ông đã chắp tay bái phục: “Đoản côn ở Thuận Truyền chỉ có Hồ Ngạch làm chủ!”.



* Hạ võ sĩ Nam Hàn, vinh danh làng quyền cổ *

Khi đối phương tung một cú đòn lỡ trớn, lão võ sư liền cúi người, quét luôn chân trụ. Đám khách không mời đã phải chắp tay: "Kung fu Tây Sơn danh bất hư truyền!".

Sáng tổ của làng quyền An Vinh (đất võ Bình Định) là Nguyễn Ngạc, tức Hương Mục Ngạc. Theo nhiều người thì bà tổ cô của Nguyễn Ngạc chính là thầy dạy võ của nữ tướng Bùi Thị Xuân.

Nguyễn Ngạc có nhiều học trò, họ đều là những võ sư ưu tú, tiếng tăm lừng lẫy. Trong số ấy phải kể đến Bảy Lụt, Tám Cảng, Chín Giác, Sáu Hà, Tám Tự, Hai Tửu, Hương Kiểm Mỹ...

Bảy Lụt tên thật là Nguyễn An, là con trai của Nguyễn Ngạc. Ông sáng dạ, sức khoẻ thì phi phàm, lanh lẹ tựa cọp beo.

Các võ sĩ võ cổ truyền Việt Nam trong một buổi tập

Năm 1935, Bảy Lụt cùng em mình là Chín Giác và Hương Kiểm Mỹ tham dự giải đấu võ đài toàn quốc tại Huế. Thi đấu thắng hàng loạt đối thủ, ông đã đem về cho làng quyền An Vinh huy chương vàng. Từ đây, danh tiếng về làng võ này đã được các môn sinh khắp nơi biết đến.

Thừa hưởng các bí kíp quyền pháp của cha, không để thất truyền, Bảy Lụt cũng chiêu mộ nhiều đệ tử. Trong số ấy, nổi danh nhất là võ sư Phan Thọ, người gốc Bình Nghi (Tây Sơn) người đã thừa kế di sản đồ sộ của môn phái quyền An Vinh.

Võ sư Phan Thọ sinh năm 1925, bắt đầu học võ từ năm 17 tuổi. Ông được lĩnh hội võ thuật cao siêu của rất nhiều tiền bối. Các bài quyền, roi, kiếm, đao, thương ông học từ thầy Bảy Lụt, Tàu Sáu (Diệp Trường Phát). Các môn kích, gản, phủ, lăn khiên, chùy... ông học từ thầy Sáu Hà (Lê Hải). Các môn côn, thước, xích, độc bút, xà mâu, đinh ba... ông lĩnh hội từ thầy Hồ Ngạch. Tuy thế, sở trường của ông vẫn là quyền, thứ mà ông được thầy Bảy Lụt dày công dạy dỗ.

Cũng giống như nhiều võ sư nổi tiếng khác, võ sư Phan Thọ cũng đã có nhiều trận thi tài, mà đến giờ nhiều người khi nhắc tới đều vẫn ngả mũ thán phục tài năng.

Ngày ấy, khu vực Nam bộ, Trung Nam bộ rộ lên phong trào thi đấu võ đài theo kiểu tự do. Dù đã thượng đài rất nhiều lần nhưng Phan Thọ vẫn chưa có đối thủ. Tiếng tăm ông mỗi lúc một vang xa.

Năm 1972, một võ sư taekwondo đệ ngũ đẳng huyền đai, vốn là một sĩ quan quân đội Nam Hàn đã tìm đến ông gửi lời khiêu chiến. Bị “áp đáo tại gia”, dù mến khách nhưng không có cách nào khác, ông phải nhận lời.

Trận tỉ thí diễn ra ngay trong nhà. Không khách khí, khách tung đòn trước. Đó là một cú đá có sức mạnh kinh hồn. Nhanh như sóc, Phan Thọ cúi người né tránh khiến chiếc cột giữa nhà thành... nạn nhân bất đắc dĩ. Thiết cước ấy làm cả gian nhà rung chuyển.

Thủ thế đến chiêu thức thứ ba, khi đối phương vẫn hăng say tung những cú đá nhanh như chảo chớp của mình. Lựa một cú đá quét ngang mặt của đối phương, ông liền giở thế tấn mã tam chiến, một chân quét, một tay đỡ đòn, tay còn lại dương hổ trảo, hạ luôn đối thủ. Chỉ một cú đánh ấy, viên sĩ quan Nam Hàn đã nằm sõng soài ngay góc nhà. Và, đương nhiên, anh ta chắp tay kính phục.

Ở tuổi tuổi xưa nay hiếm, nhưng lão võ sư Phan Thọ vẫn phải đứng ra nhận lời thách đấu của giới võ lâm. Khi ấy, năm 1998, lại một đoàn võ sĩ cũng của Hàn Quốc tìm đến nhà ông. Họ cho rằng, võ cổ truyền của Việt Nam chỉ là võ vườn, không có đẳng cấp như taekwondo nước họ. Tuy đã có tuổi, chẳng còn máu hơn thua nhưng khi đã chạm đến lòng tự hào dân tộc, lão võ sư lại xắn áo “thượng đài”.

Lợi dụng sức trẻ, võ sinh Hàn Quốc ra đòn vun vút. Có cú sát thủ đến nỗi cả mảng vữa tường rơi lả tả. Lão võ sư cứ nhẹ nhàng tránh né, hoá giải, chờ cơ hội. Và cơ hội ấy cũng đã đến khi đối phương tung một cú đòn lỡ trớn. Chỉ chờ có vậy, lão võ sư liền cúi người, quét luôn chân trụ. Chỉ một cú đòn ấy, đám khách không mời đã phải chắp tay: “Kung fu Tây Sơn danh bất hư truyền!”. (Còn nữa)

Nguồn : vocotruyen.vn


---------- Post added at 10:27 AM ---------- Previous post was at 02:25 AM ----------

Định post tiếp mà không chộ ai quan tâm cả hè  Nguồn: www.nguoiquangbinh.net 

****************Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!

-->


[Click Here To View kuku.Mt3..!'s Signature]

thay đổi nội dung bởi: kuku.Mt3..!, 25-05-2011 lúc 02:28 AM.
Trả Lời Với Trích Dẫn

Đã có 19 cảm ơn !

Cảm ơn kuku.Mt3..! đã viết bài này. Chúc bạn có thật nhiều niềm vui trong cuộc sống !
cao hoang vi lam (26-05-2011), cAo_qBm (25-05-2011), duongman_k47 (25-05-2011), hoàng toni (25-05-2011), ledungarc126 (30-05-2011), mophat (25-05-2011), Mr Quân (29-06-2011), muatinhyeu (26-05-2011), núi (25-05-2011), NGUYENMINHTAM (26-05-2011), nhat_phi_qb (26-05-2011), NhimOnline (25-05-2011), pham.ngocchien (25-05-2011), QUY TINH PRO (25-05-2011), thanhlamqb (25-05-2011), tiengtrongninhchau (25-05-2011), tranquyetthang (25-05-2011), Trần Cương (25-05-2011), vannhobeluatsu (25-05-2011)
  #2  
Old 25-05-2011, 05:16 PM
vannhobeluatsu's Avatar
vannhobeluatsu vannhobeluatsu vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
HƯU TRÍ
 
Tham gia ngày: Dec 2008
Đến từ: 15 Chu Văn An - TP. Đồng Hới - QB
Tuổi: 34
Tên Thật: Đặng Hoàng Lâm
Bài gởi: 3,259
Được cảm ơn 4,145 lần trong 1,759 bài viết
Default Ðề: Những câu chuyện của các võ sư nổi tiếng ở Việt Nam..!


Post tiếp đi kuku hay đó ủng hộ kuku 2 tay  Nguồn: www.nguoiquangbinh.net 
-->


[Click Here To View vannhobeluatsu's Signature]

thay đổi nội dung bởi: vannhobeluatsu, 25-05-2011 lúc 05:18 PM.
Trả Lời Với Trích Dẫn
Bạn có lời cảm ơn đến vannhobeluatsu với bài viết này
nhat_phi_qb (26-05-2011)
  #3  
Old 26-05-2011, 06:39 AM
nhat_phi_qb's Avatar
nhat_phi_qb nhat_phi_qb vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
QUẢN LÝ CHUYÊN MỤC
 
Tham gia ngày: Apr 2011
Đến từ: Đến từ mảnh đất Quảng Bình dấu yêu chứ đấu nữa :-L
Tên Thật: Ku lonely ;)
Bài gởi: 1,078
Được cảm ơn 1,929 lần trong 774 bài viết
Default Ðề: Những câu chuyện về các võ sư nổi tiếng ở Việt Nam..!


Tiếp tục post đi kuku bác ủng hộ chú 2 tay đó  Nguồn: www.nguoiquangbinh.net 
-->


[Click Here To View nhat_phi_qb's Signature]
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #4  
Old 26-05-2011, 02:43 PM
NGUYENMINHTAM's Avatar
NGUYENMINHTAM NGUYENMINHTAM vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Người Quảng Bình (NQB)
 
Tham gia ngày: Aug 2009
Đến từ: Tp HCM
Tuổi: 38
Tên Thật: Nguyễn Minh Tâm
Bài gởi: 2,087
Được cảm ơn 3,779 lần trong 1,456 bài viết
Default Ðề: Những câu chuyện về các võ sư nổi tiếng ở Việt Nam..!


hay thật đó, phải đọc 2 hôm mới xong mà hết rồi ah có thì cho a đọc tiếp với  Nguồn: www.nguoiquangbinh.net 
Trả Lời Với Trích Dẫn

Đã có 3 cảm ơn !

Cảm ơn NGUYENMINHTAM đã viết bài này. Chúc bạn có thật nhiều niềm vui trong cuộc sống !
kuku.Mt3..! (26-05-2011), muatinhyeu (26-05-2011), nhat_phi_qb (26-05-2011)
  #5  
Old 26-05-2011, 10:29 PM
kuku.Mt3..!'s Avatar
kuku.Mt3..! kuku.Mt3..! vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Smod- Trợ lý NQB
 
Tham gia ngày: Dec 2009
Đến từ: Lệ Thủy <=>Biên Hòa..!
Tên Thật: Cứ gọi là "kuku" cho nó dễ gần!!!!
Bài gởi: 2,382
Được cảm ơn 9,383 lần trong 2,119 bài viết
Default Ðề: Những câu chuyện về các võ sư nổi tiếng ở Việt Nam..!


* Tuyệt kỹ của cha con ông “Ốc” Bình Định Gia *

Ông trông hệt như Lão Ngoan Đồng Chu Bá Thông, một nhân vật võ công cái thế, tóc bạc như cước nhưng lúc nào cũng hồn nhiên như trẻ nhỏ trong tiểu thuyết nổi tiếng "Thần điêu đại hiệp" của Kim Dung...

Từng nổi danh với vai Ốc trong vở tuồng kinh điển Nghêu - Sò - Ốc - Hến, lại thêm cái vẻ hóm hỉnh ngoài đời, ít ai có thể ngờ rằng ông lão có vóc người nhỏ bé tuổi ngoại bát tuần ấy lại là chưởng môn của môn phái lừng danh Bình Định Gia.

Vị sáng tổ và tình bạn với võ tướng triều Quang Trung

Ông là võ sư Trần Hưng Quang, giang hồ thường gọi là Quang “Ốc”, hay còn gọi thân mật là “ông Ốc”. Trong giới võ lâm bây giờ, ông được suy tôn vào hàng trưởng lão. Những năm 90 của thế kỷ trước, đặc biệt khi người con trai Trần Hưng Hiệp tài năng thiên bẩm của ông còn sống, võ phái Bình Định Gia là mái nhà chung của cả vạn môn sinh đam mê quyền cước...

Ở Võ đường Việt - An (sân trường Việt Nam - Angiêri, đường Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân, Hà Nội) lúc nào cũng thấy một ông già ngồi đăm chiêu. Tuy ngồi bất động như thiền nhưng ánh mắt quắc thước của ông vẫn dõi theo từng động tác của đám học trò. Hễ ai tập sai, như điện giật, ông bật dậy, hấp tấp chạy tới, lúc la hét, khi ngọt ngào uốn nắn. Xong việc, ông lại thong thả bước lên thềm.

Ông quê gốc ở Bình Định. Theo đồng đạo võ lâm thì ông là người duy nhất đưa võ cổ truyền Bình Định Bắc tiến thành công. Nói về võ phái của mình, ông bảo, cách đây trên 200 năm cụ Trần Đại Chí, sáng tổ của môn phái, vốn là một võ tướng, võ công đệ nhất, thao lược tài danh, bởi mâu thuẫn với nhà Thanh mà chạy dạt sang đất Việt.

Theo gia phả của dòng họ thì thủa nhỏ, cụ Chí được gia đình gửi vào Thiếu Lâm học võ. Hơn chục năm trời theo thầy miệt mài với thập bát ban thành thạo, cụ lai kinh những mong đem chút tài mọn phụng giúp quốc gia, vinh danh dòng họ.

Thế nhưng, Mãn Thanh vào buổi suy tàn, bất mãn cụ đã đưa cả gia quyến xuôi về phương Nam, đến Bình Định. Tại đây, duyên kỳ ngộ, cụ đã kết bạn với võ tướng Võ Văn Dũng, một trong những tướng tài của vua Quang Trung.

Tri kỷ, hai người suốt ngày trà dư tửu hậu, bàn luận chuyện võ học tinh hoa. Và, những ngày tháng ấy, hai người đã trao đổi cho nhau tất cả những bí kíp võ công mà cả đời mình tầm sư học được. Qua cụ Dũng, cụ Chí đã lĩnh hội được toàn bộ võ công chân truyền của Bình Định, đồng thời, nhờ cụ Chí mà cụ Dũng đã thông tuệ võ học Trung Hoa.

Sau khi cụ Võ Văn Dũng qua đời, cụ Trần Đại Chí đã nghiên cứu, chắt lọc, tổng hợp những tinh hoa của hai nền võ thuật Trung Hoa và Việt Nam, sáng lập dòng Bình Định gia truyền theo nguyên tắc kết hợp giữa cương, nhu, trường, đoản, hư, thực. Đường lối của các võ phái thời ấy thường nêu cao tính chất chiến đấu, không nặng về biểu diễn khoa trương.

“Nuốt chửng” nhiều bí kíp võ công

Ở tuổi lên 10, võ sư Quang Bảo (tên gọi của lão võ sư Trần Hưng Quang) được cha mình truyền thụ võ nghệ. Đến năm 13 tuổi, với tư chất lanh lẹ, tinh tuý của phái võ gia truyền đã được ông cơ bản lĩnh hội. Tuy không muốn để lộ khả năng võ thuật của mình, nhưng tiếng tăm về cậu bé anh hùng ở Phú Cát là ông vẫn ngày một vang xa.

Tiếng lành ấy kinh động đến cả phủ quan, bởi thế, rất nhiều lần họ triệu tập ông đến chỉ với mục đích được thực mục sở thị ông thi triển quyền cước. Năm 14 tuổi, biết đã hết “vốn” để dạy cho đứa con khiếu võ, cha ông bắt đầu hành trình tìm thầy để mở rộng khả năng cho con mình. Gần chục năm ròng, hễ thầy nào có tiếng ở Bình Định thì cha ông đều dắt ông tới học.

Chỉ một vài năm, thậm chí vài tháng thì ông lại lên đường đi tìm thầy mới. Bây giờ, một trong những giai thoại tầm sư học đạo của ông vẫn được người Bình Định truyền tai nhau.

Ngày ấy, thầy Hà Trọng Sơn ở Phước Sơn (Tuy Phước) có môn song kiếm thuộc loại tuyệt kỹ, mỗi khi đường kiếm vung lên thì chẳng khác nào phượng múa rồng bay. Nhu cương hài hoà, mềm mại nhưng sự lợi hại thì kinh hồn bạt vía. Độc chiêu ấy, dù đệ tử rất đông, nhưng không ai lĩnh hội vẹn toàn.

Theo cha, ông đến và thật ngạc nhiên, chỉ sau ít bữa “ăn nhờ ở đậu”, ông đã “nuốt chửng” bí kíp này. Thậm chí, trong đường kiếm ông đi, có nét nhàn nhã, thảnh thơi chẳng khác gì diều bay giữa trời quang đãng.

Tuy tạng người nhỏ bé, nhưng cũng như bao người luyện võ khác ở Bình Định, ông mải mê đi đánh võ đài. Ông kể, thủa ấy, ở Bình Định, bất cứ làng võ nào cũng có võ đài. Người luyện võ thường đăng đài thi thố tài năng, đấu võ để kết bạn, để trau dồi kiến thức. Lần thượng đài nào ông cũng giành cho mình phần thắng.

Đến giờ, người mê võ ở Bình Định hẳn chưa thể nào quên trận thư hùng kinh điển giữa ông và võ sĩ Đào Duy Hạ tại Quy Nhơn. Trận đấu diễn ra dưới sự cổ vũ cuồng nhiệt của cả mấy trăm người. Hai ông giao kèo đánh 3 hiệp, mỗi hiệp là 1 phút rưỡi. Trong 3 hiệp ấy, ai rớt đài trước thì là người thua cuộc.

Vào trận, tuy đã mặc khác màu áo nhưng bởi chiêu thức được tung ra quá nhanh nên khán giả vẫn không thể phân biệt được đâu là ông Hạ, đâu là ông Quang. Ba hiệp đấu trôi qua, cả hai võ sĩ đều thở dốc mà vẫn chưa phân thắng phụ. Đó là trận đấu duy nhất ông gặp đối thủ ngang tài ngang sức.


Dùng thiết đầu công “đột nhập” tàu hỏa đang chạy

Ông theo nghiệp tuồng, cũng là một “tài sản” gia truyền. Và, trong cuộc đời nghệ sĩ của mình, ông đã ghi dấu ấn bởi đã đưa võ vào tuồng.

Năm 1980, nghỉ hưu, ông về Hà Nội sinh sống. Suốt mấy chục năm sống xa nhà, vào Nam ra Bắc, ngay chuyện đi tàu của ông cũng có giai thoại.

Một lần, ra đến nhà ga thì tàu đã chuyển bánh. Bế hai con nhỏ trên tay, túi khoác trên lưng, ông cắm đầu cắm cổ đuổi theo. Khi vừa theo kịp thì cửa toa tàu đã đóng im ỉm. Quá cấp bách, ông đành sử dụng luôn món “Thiết đầu công” mà mình đã khổ công rèn luyện. Cú húc đầu như trời giáng ấy đã làm cánh cửa sắt bật tung. Vẫn ôm con trên tay, ông vọt lên tàu một cách nhẹ nhàng.

Năm 1982, Bình Định Gia chính thức khai trương ở Hà Nội. Một lần kéo đệ tử lên CLB võ thuật quận Đống Đa biểu diễn, võ phái của ông đã làm những quan chức của Sở Thể dục - Thể thao Hà Nội mê mệt. Và, ngay lập tức họ đã mời ông tham gia Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Hà Nội.



Chàng trai trẻ và những lần bất đắc dĩ xuất lộ tuyệt kỹ

Ông có 3 người con, 2 trai một gái. Cố võ sư Trần Hưng Hiệp là thứ hai.

Với võ sư Quang thì dường như Hiệp sinh ra là để học võ. Ông kể, ngay từ tấm bé, ông đã phát hiện ra năng khiếu võ thuật thiên bẩm của cậu con trai. Bởi thế, những bài quyền, thế cước ông rèn cặp, Hiệp đã lĩnh hội rất nhanh. Nối nghiệp cha, Hiệp cũng theo học môn Tuồng cổ ở trường Sân khấu - Điện ảnh và dốc toàn bộ thời gian còn lại vào việc luyện rèn võ thuật.

Thời gian ấy, hễ nghe tiếng ở đâu có thầy giỏi là ngay lập tức anh tìm đến bái sư theo học. Bởi thế, khi tuổi mới đôi mươi, vốn liếng võ công của anh đã được võ lâm đồng đạo bái phục, kính nể và trở thành vị võ sư trẻ tuổi nhất trong làng võ cổ truyền.

Lão võ sư Trần Hưng Quang nói, nhờ có Hiệp mà Bình Định Gia trở nên nổi tiếng, được đông đảo môn sinh theo học, quần hùng mến mộ.

Tuổi trẻ, võ công cái thế, nhưng tính Hiệp điềm đạm, trầm tĩnh, sống nội tâm. Lão võ sư kể, có lần trong khu nội trú trường Sân khấu - Điện ảnh, một nhóm đầu gấu bên ngoài vào trường quậy phá, bắt nạt sinh viên. Không muốn va chạm nhưng cũng chẳng thể ngồi yên, Hiệp đành ra mặt.

Chọn tên có vẻ gấu nhất, anh mời vào phòng mình nói chuyện. Thấy cậu sinh viên người nhỏ bé, mặt mũi thư sinh, vị khách mời không những không tiếp thu những lời phải quấy mà còn tỏ thái độ thách thức, chửi bới om sòm.

Biết không thể nói suông với kẻ không biết điều ấy, đứng phắt dậy, Hiệp bảo: “Nếu anh thích đánh nhau thì đánh nhau với tôi! Nhưng cho tôi hỏi, chân tay anh liệu có cứng bằng chiếc chân giường này không?”. Hỏi chưa dứt câu, bất thình lình anh tung chân đá quét. “Dính chưởng”, chiếc chân giường vuông thành sắc cạnh gẫy gập làm đôi, văng ra phía cửa. Nhìn thấy cảnh ấy, kẻ “đầu gấu” mặt cắt không ra máu, ú ớ lùi ra rồi hô lũ đàn em chuồn thẳng.

Sau này, bởi ấn tượng với võ công thâm hậu và tinh thần thượng võ ấy, gã đầu gấu đã tìm đến anh, bái làm sư phụ, tu chí luyện rèn võ nghệ.

Cũng trong thời gian ấy, một chiều đi học về, gặp người quen anh được mời vào quán uống bia. Bàn bên cạnh, mấy gã đã ngà ngà, nói năng toàn lời tục tĩu. Hết chuyện, thấy bàn bên cạnh có cậu trai cứ ngồi im, chẳng nói chẳng rằng (anh không uống được bia) thì bọn chúng lấy làm... ngứa mắt. Chúng buông lời bóng gió cợt nhả, rồi cười hô hố với nhau.

Thấy vậy, anh quay đi, chẳng thèm để ý. Sự phớt lờ của anh khiến chúng càng thêm tức tối, ỷ đông, chúng quay sang gây sự. Mấy “chiến hữu” cùng bàn với anh ai cũng nóng mắt, nhưng thấy “quân ta” yếu thế hơn nên chẳng ai dám động thủ.

Trấn an các bạn, anh đứng dậy quay sang bàn bên. Giơ cốc bia đang uống dở lên, hướng về phía đối phương, anh bóp mạnh. Chiếc cốc vỡ vụn, phát ra những âm thanh sởn da gà. Chưa dừng lại, tay phải anh tung luôn một cú thôi sơn vào bức tường kiên cố ngay bên cạnh.

Cú đấm uy lực đến nỗi cả bức tường và mái nhà rung lên như vừa xảy ra địa chấn. Thấy đã gặp phải cao thủ, biết có đông cũng đánh không lại, nhóm anh chị bàn bên bỗng im phăng phắc. Phía bên này, sau những cú thị uy ấy, Hiệp lại chậm rãi ngồi xuống như chẳng có chuyện gì.

Linh giác công – công phu đệ nhất

Cho đến bây giờ, võ lâm đồng đạo vẫn suy tôn Linh giác công của Trần Hưng Hiệp là thiên hạ đệ nhất, không ai bì kịp. Biểu diễn tuyệt chiêu này đòi hỏi người võ sư phải có công lực thượng thừa và cái tâm luôn tĩnh.

Với tuyệt chiêu này, đã nhiều lần Hiệp làm người xem thót tim vì sợ. Lão võ sư Trần Hưng Quang kể, khi biểu diễn Linh giác, Hiệp thường đặt quả cam, táo, hoặc một mẩu thân chuối dài chừng gần chục cm lên đỉnh đầu người đối diện. Sau ấy, bằng mảnh vải đen, anh bịt kín mắt mình, tay cầm kiếm sắc, từ từ tiến tới. Mắt bịt kín, nhưng bằng giác quan, anh vẫn xác định được vị trí của mục tiêu và vung kiếm chém tới...

Dù chém ngang, hay dọc thì đường kiếm ngọt ngào ấy cũng chỉ phạt đôi vật thể trên đầu, chứ chẳng mảy may làm tổn thương một cọng tóc của người trợ diễn.

Ngay cả lão võ sư, đã nhiều lần xem con mình biểu diễn, nhưng lần nào ông cũng... hoảng. Ông cấm con mình tuyệt đối không được dạy chiêu thức nguy hiểm ấy cho ai. Dặn con vậy không phải vì ông muốn giữ độc chiêu cho gia đình mình mà vì... sợ. Đám học trò hiếu động, học chưa đến nơi đến chốn, chém phạt đầu nhau thì vô cùng nguy khốn.

Tuy quá nổi danh với Linh giác công nhưng sau này, mọi người đã không được thấy anh biểu diễn tuyệt chiêu này nữa. Anh là người cẩn trọng, không bao giờ thích chuyện phiêu lưu hay những trò chơi nguy hiểm. Bởi thế, một lần, diễn Linh giác bị hỏng, anh đã quyết tâm từ bỏ sở trường này.

Lần ấy, Bình Định Gia tổ chức biểu diễn ở Nhà văn hoá huyện Từ Liêm. Tiết mục Linh giác trứ danh của Hiệp được toàn thể khán giả đón đợi. Lần thứ nhất, quả táo Tầu nhỏ xíu trên đầu người trợ diễn đã bị anh chém toác đôi. Nhiều người kinh hãi không dám nhìn nhưng cũng nhiều người ưa cảm giác mạnh, muốn anh diễn lại.

Không thể chối từ thịnh tình của người mến mộ, anh lại bịt băng đen che mắt, lại tiếp tục diễn trò. Thế nhưng, khi thanh kiếm sáng loáng trong tay vừa vung lên thì anh bỗng khựng người lại, buông kiếm xuống. Tiếp tục một lần nữa cũng vẫn vậy, thanh kiếm trên tay anh chẳng thể lượn một đường ngọt xớt như nó vẫn thường thi triển, vẫn làm người xem kinh hãi.

Có lẽ, linh giác đã mách bảo anh rằng, trong một tâm trạng không được thoải mái, anh không nên dụng trò nguy hiểm ấy. Đắn đo, sau cùng, anh đã xin lỗi khán giả và thay bằng việc đặt quả táo lên đầu người trợ diễn thì anh đặt quả táo lên thành ghế. Nhát kiếm chí tử được tung ra. Quả táo bị chém phạt phần dưới, tung lên rồi lăn lông lốc trên sàn nhà. Mọi người vẫn vỗ tay rầm rập. Thế nhưng, trên mặt anh vẫn không thấy nụ cười.

Chào khán giả, anh vội vàng lùi vào phía trong. Lão võ sư Trần Hưng Quang kể, về nhà con trai ông đã kể cho ông “sự kiện lạ lùng” ấy. Và, anh còn tiết lộ, hàng đinh đóng trên thành chiếc ghế đã bị anh chém bay hết mũ. Nếu hôm ấy, nếu là người thật thì không biết hậu quả thế nào. Vậy là, nghe theo lời khuyên của cha, cùng với tính cẩn trọng của mình, anh đã từ bỏ môn võ mà mình đã khổ công rèn luyện.

Khi tài năng đang độ chín muồi, khi Bình Định Gia đang khởi sắc, phát triển võ đường đến hầu hết các tỉnh phía Bắc với hàng vạn môn sinh theo học thì vì một tai nạn giao thông thương tâm, Trần Hưng Hiệp đã không còn nữa. Lão võ sư Trần Hưng Quang bảo, từ hôm nghe tin con trai mất, ông cứ thấy mình như đi trên mây khói, người như không còn chút trọng lượng, sức lực nào.



---------- Post added at 10:29 PM ---------- Previous post was at 10:18 PM ----------

* Chuyện về "sư phụ của Võ Tòng" *

Năm 1989, báo giới đồng loạt đưa những thông tin "giật mình" về một "hiện tượng võ thuật mới"... Nhân vật của các bài báo chứa đựng sự kinh ngạc ấy là võ sư Nguyễn Văn Thắng, hiện là chưởng môn của Thăng Long võ đạo lừng danh.

Được thừa hưởng một gia tài võ học khổng lồ từ người ông và cha mình, võ sư Nguyễn Văn Thắng đã bổ sung cho nghệ thuật võ học Việt Nam nhiều giai thoại.

Ngày ấy, tại Đại hội võ thuật toàn quốc, với tiết mục Khẩu lợi công, Nguyễn Văn Thắng đã làm cho cả giới võ lâm phải ngả mũ kính phục. Vóc dáng thư sinh, gày còm (nặng 52 kg) nhưng qua khổ luyện, với hàm răng như thép của mình, ông đã nâng bổng chiếc bàn bao gồm đỉnh đồng, nến, hạc, khung ảnh Đạt Ma sư tổ... nặng tới gần 80 kg.

Hơn 20 năm đã trôi qua, vị võ sư gây chấn động với công phu đặc dị năm xưa vẫn thế, vẫn vóc dáng thư sinh, vẫn kiểu đi lại, nói năng hoạt bát và vẫn phương châm sống: “Thần vượng không ham ngủ, khí vượng không ham ăn, tinh vượng không ham sắc”... Đặc biệt hơn, ông vẫn gây bất ngờ bởi những công phu siêu đẳng của mình.

Lời giới thiệu của một đại cao thủ

Nội công thâm hậu của võ sư Nguyễn Ngọc Nội (môn phái Vịnh Xuân) đã nức tiếng trong làng võ bấy lâu nay. Ông đã từng đăng đài để mọi người thẳng tay đấm vào bụng mấy ngàn quả mà mặt chẳng hề biến sắc.

Vậy nhưng, khi hỏi ông về những cao thủ trong làng võ, đặc biệt về nội công, ông đã không ngần ngại giới thiệu cái tên Nguyễn Văn Thắng, Chưởng môn phái Thăng Long võ đạo. Theo võ sư Nguyễn Ngọc Nội thì sự nghiệp võ công của người đồng đạo Nguyễn Văn Thắng đang có những bước tiến bất ngờ.

Dù được sự chỉ dẫn tận tình của võ sư Nội, nhưng vất vả lắm tôi mới gặp được vị võ sư từng gây kinh ngạc trong giới võ lâm năm xưa bởi ông bận túi bụi tối ngày. Thời gian biểu cho một ngày làm việc của ông, ai thấy cũng đều phát hoảng.

Một ngày của võ sư Thắng bắt đầu từ 3 giờ sáng. Khi ấy, tiết trời thanh mát, khí huyết lưu thông, ông lên sân thượng luyện khí công. Luyện khí đến 5 giờ, ông ra công viên Thống Nhất dạy khí công cho môn sinh cao tuổi. Bởi đang làm Chủ nhiệm khoa Giải phẫu bệnh lý (Bệnh viện Thanh Nhàn) nên 7 giờ, ông vội vã đến cơ quan. Làm việc đến 4 giờ chiều, ông về dạy thêm một lớp khí công ngay tại sân thượng nhà mình. Đến 7 giờ tối, lại tiếp tục dạy một lớp võ thuật cũng ngay tại sân thượng ấy.


Dòng dõi oai hùng

Võ sư Nguyễn Văn Thắng là chưởng môn đời thứ hai của Thăng Long võ đạo. Chưởng môn đời trước, cũng là sáng tổ của môn phái chính là cha đẻ của ông, võ sư nổi tiếng Nguyễn Văn Nhân.

Nếu ai đã tận thấy những thế võ cận chiến tuyệt kỹ mà đặc công Việt Nam vẫn sử dụng để hạ gục đối phương trong chớp mắt thì có thể hình dung ra phần nào quyền cước siêu phàm của Thăng Long võ đạo, bởi trước đây lão võ sư Nguyễn Văn Nhân là thầy dạy của rất nhiều đơn vị đặc công.

Cho đến tận bây giờ, làng võ vẫn nói cố võ sư Nguyễn Văn Nhân là người may mắn, bởi ông được thừa hưởng một “gia sản võ học” khổng lồ mà ông nội, ông ngoại của mình truyền lại.

Ông nội cố võ sư là một võ tướng của triều đình nhà Nguyễn, tên là Thống Luận. Cụ Thống Luận theo học Thiếu lâm nội gia, là bạn vong niên với cụ Đề Thám nên võ học cũng hết sức uyên thâm.

Ông ngoại cố võ sư Nhân là cụ Cử Tốn, người chỉ nhắc tới tên, cao thủ khắp nơi đều phải chắp tay bái phục. Cụ Cử Tốn là cử nhân võ thuật cuối cùng của triều Nguyễn. Khi giặc Pháp tấn công Hà Nội, cụ đã cùng Tổng đốc Hoàng Diệu chiến đấu trong thành. Về sau, khi Hà thành thất thủ, Tổng đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết, cụ Cử Tốn lui về ở ẩn tại khu làng ngay bên ngoài thành Hà Nội (phố Trần Quý Cáp bây giờ).

Đau đáu nỗi nhục mất nước, cụ bí mật mở lò dạy võ, những mong, khi cơ hội đến lại cùng các môn sinh yêu nước của mình vùng lên chống giặc. Lò võ ấy một thời đã thu hút được rất nhiều những môn sinh ưu tú như Mùi Đen, Sáu Tộ (Sáng tổ môn phái Nam Hồng Sơn), Lý Đen, đặc biệt về sau này, người cháu ngoại của cụ - võ sư Nguyễn Văn Nhân, với những tinh hoa võ thuật học được từ cụ đã làm rạng danh tiên tổ.

“Hoàng Phi Hồng của Việt Nam”

Cụ Cử Tốn nhiều giai thoại, hệt như Hoàng Phi Hồng bên Trung Quốc, tinh thần thượng võ luôn song hành với tinh thần ái quốc, thương dân. Bởi là nơi hội tụ những nhân vật kỳ tài, quân Pháp coi lò võ của cụ chẳng khác nào cái gai trong mắt. Chúng tìm cách triệt hạ để Hà Nội không còn “vườn ươm mầm hoạ”. Có lần, chúng bày gian kế hãm hại cụ đến mù hai mắt.

Thế nhưng, trước âm mưu hèn hạ của kẻ thù, cụ vẫn không hề khuất phục. Lò võ của cụ vẫn bí mật chiêu sinh, cụ thì vẫn bí mật truyền dạy võ công cho những đệ tử yêu nước của mình.

Bất lực, giặc Pháp viện đến một âm mưu quỷ quyệt, ấy là dùng giới võ lâm để triệt hạ lão võ sư “cứng đầu” ấy. Chúng dựng võ đài, loan báo khắp Đông Dương rằng, võ sư nào đánh hạ được thày trò Cử Tốn thì sẽ được trọng thưởng Bắc Đẩu bội tinh và được trọng đãi hậu hĩnh sau này.


Âm mưu ấy là vô cùng thâm hiểm, bởi sẽ gây cảnh nồi da nấu thịt, huynh đệ tương tàn. Nham hiểm hơn, chúng nghĩ, ham mê danh lợi, nhiều người đã “bỏ quên” tinh thần yêu nước, xoay mũi giáo vào chính... người nhà, quyết chí ăn thua.

“Sư phụ của Võ Tòng” ở... Việt Nam

Hiểu rõ âm mưu ấy, cụ Cử Tốn rất đỗi phân vân. Thượng đài thì khác nào mắc mưu quân cướp nước, không thượng đài thì môn phái ô danh, quần hùng khinh rẻ.

Sau cùng, cụ đã nghĩ ra được một kế sách vẹn toàn. Ngày ấy, ở sở thú Hà Nội có con hổ cụt đuôi vô cùng hung dữ. Con hổ to lớn, hễ thấy người là ***g lên, bổ nhào lên chuồng thép như muốn ăn sống nuốt tuơi. Cụ Cử Tốn muốn môn sinh của mình diễn lại tích “Võ Tòng đả hổ” ngay trước mắt quần hùng để tạo thanh thế.

Người được cụ chọn sắm vai Võ Tòng là võ sư Mùi Đen, một đệ tử có thân hình vạm vỡ. Đúng hôm đăng đài, quần hùng tụ tập mấy vòng xung quanh cùng đám sĩ quan Pháp và bè lũ sai nha, cụ Cử mới nói rõ lý do tại sao lại thay màn tỉ thí võ công bằng màn đả hổ. Nghe cụ nói, tất thảy đều cúi đầu im lặng, và nín thở chờ xem màn quần thảo mà mới đầu ai cũng cho là chơi dại ấy.

Sau một hồi trống rộn rã, hai chuồng cọp đã được mấy chục người khiêng ra, đặt ở hai đầu võ đài. Phía bên trái là chuồng con cọp đực cụt đuôi đang gầm lên những tiếng kinh hồn, bên phải là con cọp cái cũng đang nhe nanh, giương vuốt gầm gừ trông vô cùng dữ tợn.

Mùi Đen thượng đài, trông vô cùng hùng dũng. Cứ thế, trước sự kinh hãi của mọi người, ông thủng thẳng vào mở cửa chuồng con cọp đực. Hai bên quần thảo vô cùng ác liệt, sau một giờ, bằng một đòn chí mạng, ông đã bẻ gãy cổ con mãnh thú khát mồi ấy.

Chẳng cần nghỉ ngơi lấy sức, túm gáy “kẻ thua cuộc”, ông vác sang chuồng con cọp cái. Lại một màn kịnh chiến kinh hoàng diễn ra. Và, cũng chừng ấy thời gian, con cọp cái đã bị ông bẻ gãy bốn chân, nằm phủ phục, rên những tiếng thảm thiết.

Phía dưới, quần hùng không ngớt vỗ tay tán thưởng và nể cái trí, cái dũng của thầy trò cụ Cử, chẳng ai còn dám thượng đài nữa. Có người còn gọi võ sư Mùi Đen là “sư phụ của Võ Tòng” vì một lúc đánh chết những hai con hổ. Còn đám thực dân Pháp thì được một phen muối mặt, rẽ đám đông đang hân hoan với những lời tán dương không ngớt, chuồn thẳng.

Sáng lập Thăng Long Võ đạo



Thụ giáo những tinh hoa võ công từ hai bên nội, ngoại, cố võ sư Nguyễn Văn Nhân đã nhanh chóng bộc lộ và phát huy năng khiếu võ học thiên bẩm của mình. Võ sư Nguyễn Văn Thắng kể, ngay trước Cách mạng tháng Tám, tuổi mới đôi mươi, cha ông đã là một thầy võ nổi tiếng ở Hà Nội. Thanh niên, bởi còn sốc nổi, cha ông cũng hay đi đả lôi đài.

Thời ấy, đa phần các võ sĩ thượng đài ra lời thách đấu đều do giặc Pháp giật dây, vậy nên các trận đấu đều vô cùng kinh hãi. Kẻ thua trận nhẹ thì tàn phế, nặng thì bỏ mạng ngay tại võ đài. Bởi thế, hầu hết các võ đài mà giặc Pháp dựng lên thời kỳ ấy, bên cạnh người võ sĩ thách đấu là chiếc quan tài được làm từ mây trông rất đẹp. Ai thua, tử trận thì nằm luôn vào chiếc quan tài ấy.

Một lần thượng đài, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Nhân đã vô tình quá tay, đánh trọng thương một võ sĩ đã đăng đài cả tháng mà chưa ai đánh hạ. Theo lời võ sư Thắng thì ngày ấy, sau cú ra tay hơi mạnh đó, cha ông bị chính quyền thực dân truy nã. Sợ hãi, ông đã bỏ trốn biệt tích.

Sau ba tháng, nhớ nhà, ông về, nhưng chẳng dám vào nhà. Ông trèo lên cây bàng cổ thụ ngay gần nhà mà nhìn vào trong, nhìn ngó mọi người. Năm 1944, ông theo cách mạng. Tuần lễ vàng do Cụ Hồ phát động, ông đã đem tài nghệ của mình ra để biểu diễn quyên tiền lấy tiền vàng ủng hộ. Đất nước thống nhất, với những tinh tuý võ công mà mình đã được học, tinh luyện những phương pháp luyện tập võ thuật phù hợp với thể trạng người Việt, ông đã sáng lập ra môn phái Thăng Long võ đạo.

* Võ sư Văn Thắng kể, ông được cha mình truyền thụ võ công từ năm 12 tuổi. Bởi là sĩ quan quân đội nên cha ông dạy võ cho ông theo kiểu... kỷ luật thép.

Bây giờ, ông vẫn nhớ như in cái buổi đầu học võ... khổ sai ấy. Trong gian nhà bếp chật hẹp, năm đầu, cha ông chỉ dạy ông duy nhất một môn... đứng tấn. Tháng đầu tiên, cha ông bắt ông mỗi buổi phải đứng tấn khi que hương cháy hết 1/3 mới thôi.

Tháng thứ hai tăng lên là 1 nửa, tháng thứ 3 là cả que nhang. Đứng im, không nhúc nhích. Hễ động đậy là ngay lập tức chiếc roi trong tay cha vút lên, đau điếng. Hết đứng tấn dưới đất lại đứng trên cọc nhọn, sau một năm thì chuyển sang Ngoại ngạch công. Cha ông bắt ông treo ngược chân lên xà, rồi cứ thế, ngửa cổ xuống dưới nhấc những xô đá đổ lên xô to phía trên. Xô đá mỗi lúc một đầy, một nặng thêm theo thời gian mà cha ông đã định sẵn.

Hai năm, khi thân hình đã dẻo dai, cứng cáp ông mới được cha mình truyền thụ quyền cước...(Còn nữa)
 Nguồn: www.nguoiquangbinh.net 



[Click Here To View kuku.Mt3..!'s Signature]

thay đổi nội dung bởi: kuku.Mt3..!, 26-05-2011 lúc 10:21 PM.
Trả Lời Với Trích Dẫn

Đã có 2 cảm ơn !

Cảm ơn kuku.Mt3..! đã viết bài này. Chúc bạn có thật nhiều niềm vui trong cuộc sống !
muatinhyeu (26-05-2011), QUY TINH PRO (26-05-2011)
  #6  
Old 26-05-2011, 10:35 PM
muatinhyeu's Avatar
muatinhyeu muatinhyeu vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Người Quảng Bình (NQB)
 
Tham gia ngày: Dec 2010
Đến từ: thanh khê=>germany
Tên Thật: bé
Bài gởi: 917
Được cảm ơn 2,737 lần trong 757 bài viết
Default Ðề: Những câu chuyện về các võ sư nổi tiếng ở Việt Nam..!


Thanks rùi ra chứ dài quá nhác đọc Nguồn: www.nguoiquangbinh.net 
-->


[Click Here To View muatinhyeu's Signature]
Trả Lời Với Trích Dẫn
Bạn có lời cảm ơn đến muatinhyeu với bài viết này
kuku.Mt3..! (26-05-2011)
  #7  
Old 26-05-2011, 10:38 PM
kuku.Mt3..!'s Avatar
kuku.Mt3..! kuku.Mt3..! vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Smod- Trợ lý NQB
 
Tham gia ngày: Dec 2009
Đến từ: Lệ Thủy <=>Biên Hòa..!
Tên Thật: Cứ gọi là "kuku" cho nó dễ gần!!!!
Bài gởi: 2,382
Được cảm ơn 9,383 lần trong 2,119 bài viết
Default Ðề: Những câu chuyện về các võ sư nổi tiếng ở Việt Nam..!


Trích:
Nguyên văn bởi muatinhyeu View Post
thanks rùi ra chứ dài quá nhác đọc
Đọc đi chơ rờ hay rứa mà ko đọc  Nguồn: www.nguoiquangbinh.net 



[Click Here To View kuku.Mt3..!'s Signature]
Trả Lời Với Trích Dẫn
Bạn có lời cảm ơn đến kuku.Mt3..! với bài viết này
nhat_phi_qb (06-09-2011)
  #8  
Old 28-05-2011, 04:29 AM
kuku.Mt3..!'s Avatar
kuku.Mt3..! kuku.Mt3..! vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Smod- Trợ lý NQB
 
Tham gia ngày: Dec 2009
Đến từ: Lệ Thủy <=>Biên Hòa..!
Tên Thật: Cứ gọi là "kuku" cho nó dễ gần!!!!
Bài gởi: 2,382
Được cảm ơn 9,383 lần trong 2,119 bài viết
Default Ðề: Những câu chuyện về các võ sư nổi tiếng ở Việt Nam..!


* Hai lần "cực chẳng đã" của Chưởng môn Thăng Long võ đạo *

Võ sư Nguyễn Văn Thắng kể: suốt cả đời luyện võ nhưng chỉ có hai lần "cực chẳng đã" ông phải dùng công phu thượng thừa "giải quyết" chuyện đời. Đến giờ ông vẫn còn thấy day dứt.

Tập ngáp, tập nghiến răng, tập nhai... đá sỏi

Mỗi một bài quyền hay những môn công phu đặc dị đều là sự khổ luyện, giờ nghĩ lại, nhiều lúc võ sư Nguyễn Văn Thắng, Chưởng môn phái Thăng Long võ đạo lừng danh, cũng thấy nổi da gà.

Thiết xa chưởng là một ví dụ. Cha ông đưa cho ông 12 cây đũa thẳng tắp, được ông tự vót từ thân tre già. Tháng đầu tiên, bằng tay không, một chưởng, ông phải cắm ngập chiếc đũa đó xuống nền đất cứng. Sợ hãi nhất là tháng đầu tiên. Nếu vận khí không tốt thì chiếc đũa không những không cắm xuống đất mà còn xuyên ngược vào tay mình.

Tháng thứ hai, vẫn một chưởng nhưng phải cắm liền lúc 2 chiếc đũa. Tháng thứ ba là 3 chiếc, đến tháng 12 thì cả 12 chiếc phải cắm được ngập thân trong lòng đất.

Thiết xa chưởng của võ sư Thắng bây giờ có lẽ chẳng ai bì kịp. Đã rất nhiều lần ông kê bàn tay của mình trên nền nhà để mọi người thẳng tay cầm vồ gỗ mà nện thoả sức chẳng khác nào đưa tay vào cối để giã, trong khi ông vẫn đang tươi cười nói chuyện.

Từ trước đến giờ, làng võ vẫn thừa nhận, khẩu lợi công của Thăng Long võ đạo là thiên hạ vô song. Võ sư Thắng bảo, chính bởi luyện môn công phu đặc dị này mà hàm răng trên của ông đã mòn vẹt, thành hình vòng cung trông rất khác người.

Theo võ sư Thắng, luyện khẩu lợi công đòi hỏi người tập luyện phải có lòng kiên nhẫn, và một quyết tâm bền bỉ, sắt đá. Ban đầu, người học chỉ tập mỗi động tác... ngáp. Một ngày cứ thế ngồi ngáp đến cả vạn lần. Sau tập ngáp là tập nghiến răng. Tư thế nào thì cũng chỉ chú tâm vào việc... day “bộ gặm nhấm” ấy.

Sau động tác đó, người luyện chuyển sang ngậm sỏi, nhá sỏi. Khi răng, hàm đã cứng, đã có lực thì chuyển sang nâng, nhấc, kéo những vật nặng. Ban đầu thì nhấc những túi cát nặng chừng 10 kg, sau đó tăng dần... thành chiếc cối đá nặng đến nửa tạ.

Trước đây, năm 1989, Liên hoan Võ thuật cổ truyền toàn quốc, võ sư Thắng khi đó nặng chỉ 52 kg nhưng đã dùng khẩu lợi công nhấc cả chiếc bàn với đỉnh đồng, nến, hạc, kiếm, ảnh Đạt Ma Sư tổ... nặng đến xấp xỉ 80 kg.

Sau mấy chục năm tu luyện, bây giờ, khẩu lợi công của võ sư Thắng đã đạt tới mức thượng thừa. Ông bảo, với hàm răng thép của mình, ông có thể nhai vỡ liền lúc mấy trăm chiếc cốc thuỷ tinh.

3 tạ - quá nhẹ !

Bởi là môn phái có những công phu dị thường nên rất nhiều lần Thăng Long võ đạo được Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Hà Nội mời đi biểu diễn giao lưu với các đơn vị khác.

Võ sư Thắng bảo, đến giờ ông vẫn còn ấn tượng với lần lên Hoà Bình biểu diễn khí công cho các công nhân của Nhà máy Thuỷ điện sông Đà xem. Sở dĩ ông nhớ lần trổ tài kinh hồn ấy là bởi, khi về, ông đã bị họ hàng mắng cho một trận te tua. Ai cũng bảo, ông học lắm rửng mỡ, đùa với chính mạng sống của mình.

Ông kể, lần ấy, bởi được báo hơi muộn, chưa kịp chuẩn bị tiết mục gì lạ nên ông đành chọn môn khí công chịu lực. Vật dụng để biểu diễn là khối bê tông nặng gần 3 tạ, ông mượn tạm từ bể nước của khu tập thể gần nhà mình.

Tại công trường, khi các công nhân đã quây quần đông đủ, sau khi phô diễn những bài quyền cước đẹp tựa phượng múa, rồng bay thì tiết mục khí công chịu lực mở màn. Vị võ sư thân thể gầy nhẳng như que củi vận khí nằm im trên nền gạch. Khối bê tông 3 tạ được cần trục đưa tới, từ từ đặt nên người ông. Mọi người nín thở sợ hãi. Khi khối bê tông đã yên vị thì hai lực sĩ hai bên, mím môi mím lợi dùng búa tạ, nhè khối bê tông mà quai thật lực. Quai sã cánh tay mà khối bê tông không chịu vỡ, người võ sĩ bên dưới vẫn cứ nằm im thin thít, chẳng chút chau mày.

Không tin vào mắt mình, hai chuyên gia Liên Xô lực lưỡng nhảy vào, giằng lấy búa, đập tiếp. Lại một thôi một hồi những tiếng búa chan chát vang lên, nhưng khối bê tông vẫn trơ trơ. Người nằm dưới thì vẫn nét mặt thản nhiên như đang ngẫm nghĩ điều gì mông lung lắm. Mỏi tay, hai chuyên gia đành buông búa, trầm trồ thán phục.

Khi khối bê tông được nhấc ra, mọi người đã ùa vào sờ sờ nắn nắn khắp người vị võ sư tài giỏi. Họ ngạc nhiên bởi không hiểu thân hình vị võ sư được “kết cấu” bằng gì!?



Xuất chiêu vì... chiếc săm xe đạp

Trong suốt cả đời luyện võ, chỉ có hai lần ông cực chẳng đã phải đại phá... “xã hội đen”.

Lần thứ nhất xảy ra cách đây đã hơn 20 năm. Chiều ấy, bởi vợ đang mang bầu, sắp sinh, ông đạp xe lên mạn hồ Hoàn Kiếm đón. Qua ngã tư Tràng Tiền, chẳng hiểu thế nào xe của vợ chồng ông bị xịt lốp. Thấy thế, toán sửa xe (toàn những tay thanh niên, mặt mày bặm trợn) ở gần đó đã lôi xềnh xệch xe của ông vào đòi sửa.

Thử săm, một gã bảo, bị thủng 3 lỗ lớn, phải vá thì mới đi được. Vá xong, trả tiền, ông giật mình khi gã đó phát giá bằng đúng nửa tháng lương bác sĩ của mình. Biết đã gặp bọn xấu bắt chẹt khách nhưng ông từ tốn xin chúng giảm giá, nhưng dù trình bày thế nào thì chúng cũng chẳng chịu nghe, thậm chí, còn hùng hổ đe dọa.

Cực chẳng đã ông đành bảo vợ ở lại, để mình chạy bộ về nhà lấy tiền. Rửa tay nhờ chậu nước thử săm xe, ông đã tá hoả khi phát hiện, trong chậu nước **c ngầu có một miếng cao su, được cắm những chiếc đinh nhọn hoắt. Thảo nào, khi nãy, xe của ông bị hết hơi rất chậm mà khi thử đã có đến ba nốt thủng.

Cầm miếng cao su cắm đinh ấy, ông quyết định vạch mặt quân gian trá. Bị lật mặt, đám thợ sửa xe sửng cồ, chúng đè ngửa xe ông ra, tháo lấy săm và cắt nát tươm. “Xử lý” song cái săm, thằng cầm búa, đứa cầm kéo đòi tính sổ “vợ chồng thằng nhiều chuyện”. Uất ức, ông quyết định dạy cho bọn chúng một bài học nhớ đời. Nói thầm với vợ tạm lánh sang bên kia đường, ông ra tay.

Lúc này, dân đi đường túm lại rất đông, ai cũng lo cho chàng thanh niên mảnh khảnh, nhưng sợ nên chẳng ai dám can ngăn. Thấy vợ đã ra khỏi “vùng nguy hiểm”, ông xuất chiêu luôn. Bốn năm tên đồng loạt lao vào nhưng chỉ trong chớp mắt, đứa thì ngã sõng xoài dưới cống, đứa thì lộn lên hè kêu la thảm thiết.

Thấy chiến hữu đều bị hạ đo ván một cách khó hiểu, có tên từ phía sau, chực vung búa lên đánh lén. Thấy mọi người chỉ, ông quay phắt lại. Gặp ánh mắt sắc lẹm của ông, tên này chân tay bủn rủn. Buông “vũ khí” trên tay, hắn co cẳng chạy. Thấy ông ra tay ngoạn mục, dân bên đường đồng loạt vỗ tay thán thưởng. Sau này, những người dân quanh đó nói bọn chúng đều là những phần tử “thương tích đầy mình”.

3 trận chiến - 1 kẻ thù

Lần ra tay thứ hai, ông bảo, đó là cuộc chiến dai dẳng, khó chịu. Mở lớp dạy võ tại nhà (phố Hồng Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), ông luôn bị đám đầu gấu ở quanh khu vực đó quấy nhiễu. Môn đệ của ông liên tục bị chặn đường xin đểu, lúc thì lại bị mất đồ xe máy.

Một hôm, có môn sinh báo mất cốp xe, bực mình ông liền đi gặp mấy tên lưu manh ấy để “làm cho ra nhẽ”. Gặp nhau ở quán nước, hỏi thì thằng nào thằng ấy đều chối đây đẩy. Biết có hỏi nữa cũng chẳng được gì, thất vọng, ông đứng dậy ra về. Để răn đe chúng, khi đứng dậy, tiện tay, ông đã vỗ luôn một chưởng vào bức tường rào gần ấy. Cú đòn răn đe ấy đã làm bức tường sụt một mảng lớn.


Sau đấy vài hôm, đám lưu manh bị công an bắt. Tại cơ quan công an, chúng đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình, trong đó có cả việc “nhảy đồ” ở lò võ của võ sư Thắng. Bị phạt tù, chúng uất ức cho rằng chính vị võ sư là người tố giác hành vi phạm tội của mình. Chúng nung nấu ý định trả thù.

Năm 1987, sau khi thụ án 2 năm, mấy tên trong băng nhóm đó mãn hạn. Về nhà, chúng tuyên bố, việc đầu tiên để “làm lại cuộc đời” là tìm “gã” võ sư đáng ghét để rửa hận. Võ sư Thắng kể, sáng ấy, đang ngồi ăn phở ở đầu phố thì thấy chúng chừng 7, 8 tên, lăm lăm trên tay “hàng lạnh”, hùng hổ kéo nhau vào quán.

Biết chúng kiếm mình gây sự, ông chuyển lại tư thế ngồi, quay lưng vào tường và vẫn đủng đỉnh ăn như không có chuyện gì. Liếc thấy có tên lao vào, ông đứng phắt dậy, tay trái gạt chiếc chai hắn đang nện tới, tay phải dùng đũa dứ ngay trước mặt. Có lẽ biết nếu ông xuống tay thì đôi mắt của mình coi như hỏng, tên này sợ hãi đẩy đồng bọn lùi ra. Ông cũng thủ thế từ từ bước ra ngoài. Biết không thể đánh trực diện ông, chúng cũng nháy nhau giải tán.

Đêm ấy, kéo thêm cả chục tên lưu manh nữa, chúng đến thẳng cửa nhà ông chửi bới om sòm. Không thể lảng tránh, một mình ông xách kiếm mở cửa bước ra. Thanh kiếm sáng loáng trên tay, ông cứ thế múa vun vút. Nhìn sắc mặt, nghĩ là ông không doạ nên chẳng đứa nào dám xông vào ẩu đả.

Công an ập đến, tất thảy được đưa về phường. Tưởng sau lần ấy, chúng thôi giở thói du côn, ỷ đông hiếp yếu, nào ngờ, chúng vẫn tuyên bố, gặp ông ở đâu là đánh chết luôn ở đó. Và, đã vài lần chúng dao búa phục ông ở cổng bệnh viện nhưng được mọi người báo, ông đều lánh mặt an toàn.

Thấy không đánh thì không yên nên một buổi đi làm về, ông quyết định ra đòn. Hôm ấy, biết chúng tụ tập phục mình ở cổng bệnh viện, ông gửi lại xe và chiếc cặp da trên tay, ông thủng thẳng rảo bộ về nhà. Thế nhưng, vừa ra đến cổng, đám lưu manh trên đã ập tới.

Chẳng nói thêm gì nữa, ông xuất đòn luôn. Như con thiêu thân, lần lượt cả 4 tên đều bị ông hạ đo ván. Sau trận ấy thì ông đã "bình yên vô sự". Sau này, gặp lại ông, chúng vẫn rối rít gọi ông là “đại ca”, còn cảm ơn vì hôm ấy, ông đã nương tay, ra đòn chưa hết sức!

Nội công bí kíp của Thăng Long võ đạo bây giờ đã nổi như cồn. Các võ sinh đến theo học ngày một đông. Võ sư Thắng bảo, bây giờ, môn phái ông đã có trên 2.000 môn sinh. Bởi là một bác sĩ, nên ông muốn dùng chính nội công lừng danh của môn phái vào việc cứu người. Khí công trị liệu, ấy là một sở trường của Thăng Long võ đạo, hiện đang được rất nhiều bệnh nhân ở Hà Nội theo học để tự cứu mình.

(Còn nữa)


---------- Post added at 04:29 AM ---------- Previous post was at 04:23 AM ----------

* Túy quyền và những truyền nhân tại Việt Nam *

Trận ác đấu diễn ra vô cùng gay cấn. Chàng trai đại diện cho chính nghĩa bị đối phương tấn công bằng những chiêu thức công phu hủy diệt, sinh mạng như đèn dầu leo lét. Thế nhưng, trong cơn nguy khốn ấy, đại hiệp may mắn được viện trợ khẩn cấp bằng một..."món quà" đặc biệt, ấy là rượu.

Nốc ừng ực cả vò rượu lớn, chàng trai rơi vào trạng thái say mèm, chân lảo đảo, mắt lờ đờ. Đối thủ thấy vậy bèn nhào tới tung đòn quyết định.

Thế nhưng, lạ thay, quyền cước của hắn chỉ tung vào không khí. Tránh né tài tình, đại hiệp vừa kịp tung ra những chiêu thức hạ gục đối thủ... Đòn thế mà đại hiệp kia sử dụng là gì mà quỷ khốc thần sầu, chuyển nguy thành an như vậy?

Đi tìm "cha đẻ" võ say

Đó là Tuý quyền, cũng là bài võ thường thấy trên phim ảnh của Trung Quốc (khán giả Việt Nam từng biết đến bài quyền này qua bộ phim Hoàng Phi Hồng do diễn viên Lý Liên Kiệt thủ vai). Và, cũng chính bởi sự hấp dẫn bài võ này... trên phim mà bấy lâu Túy quyền đã trở thành "đặc sản" của võ học Đại lục, với các lời đồn đoán nửa hư, nửa thực.

Trong quá trình đi tìm chân tuớng bài quyền trứ danh này, điều vô cùng kinh ngạc là ngay tại Việt Nam cũng có Tuý quyền, hiện nó nằm trong tay một vài cao thủ của làng võ Việt Nam.

Tìm hiểu về bài võ độc đáo này, người đầu tiên tôi nghĩ đến là võ sư Vũ Quang Tín, Trưởng tràng môn phái Hoa quyền, bởi có lần tôi thấy ông biểu diễn quyền thuật rất dẻo, có những nét giống những chiêu thức trác tuyệt của Tuý quyền. Thế nhưng, cao thủ Hoa quyền này bảo, môn phái của ông tuy nổi danh với rất nhiều những bài võ có chọn lọc, chỉnh biên từ võ Tàu, nhưng túy quyền thì không.

Rất may là võ sư Tín cũng khẳng định, ở Việt Nam có Túy quyền, nhưng rất ít môn phái sở hữu nó, những cao thủ thì chỉ đếm trên đầu ngón tay. Võ sư giới thiệu cho tôi hai môn phái mà bấy lâu, Túy quyền của họ đã được làng võ Việt Nam thừa nhận.

Theo sự giới thiệu ấy, tôi tìm đến võ sư Băng Sơn, hiệu là Bắc Phong chân nhân, Chưởng môn phái Võ lâm Phật gia. Như nhiều người đã biết, võ sư Băng Sơn ngay từ nhỏ đã theo sư phụ Lý Chấn Hòa, người Trung Quốc, sống tại Việt Nam, Chưởng môn đời thứ 44 của môn phái Thiếu lâm Phật gia luyện võ.

Sau khi Lý sư phụ về nước, ông lại vào Nam bái Thiện Tâm thiền sư Đoàn Tâm Ảnh, môn phái Côn Luân làm thầy. Kế đến, ra Bắc, ông tiếp tục tôi rèn võ công cùng lão võ sư Trần Công, hiệu là Huyền Công Đạo, môn phái Không Động.

Mấy chục năm lăn lộn trên giang hồ, được tiếp cận với nhiều bí kíp, tinh hoa võ học nhưng võ sư Băng Sơn bảo, thứ mà ông thích thú nhất, đó là được học Túy quyền với Lý sư phụ từ khi còn nhỏ. Sau này, cùng với sự tìm tòi nghiên cứu, võ sư Băng Sơn đã nâng tầm Túy quyền của mình lên một cảnh giới cao hơn.


Võ sư Băng Sơn cho biết, hiện tại ngay cả Trung Quốc vẫn chưa biết ai là người sáng tạo ra Túy quyền. Theo truyền thuyết thì bài võ này bắt nguồn từ trận hỗn chiến của 8 vị tiên trong thần thoại Trung Hoa, bởi thế nó còn có tên là Túy Bát tiên.

Tương truyền, sau khi tu luyện đạt đến trình độ thượng thừa, bát tiên (gồm Chung Ly Quyền, Lam Thái Hòa, Tào Quốc Cữu, Lữ Động Tân, Hàn Tương Tử, Hà Tiên Cô, Trương Quả Lão, Lý Thiết Quải) được Ngọc Hoàng Thượng đế giao cho nhiệm vụ diệt quái trừ yêu, bảo vệ lương dân. Một lần, vượt biển trừ yêu, bởi sóng to nên thuyền của bát tiên bị đánh đắm khiến cả tám vị chìm nghỉm ở giữa biển khơi.

Kính trọng bát tiên, long cung mở tiệc ăn mừng nhân chuyến hội ngộ kỳ duyên đó. Rượu say bí tỉ, với bản tính thích giỡn đùa, quậy phá, bát tiên đã đánh lộn với binh tôm tướng cá, gây náo loạn long cung. Kịch chiến trong lúc say, nhưng với võ công siêu đẳng, bát tiên vẫn thi triển những chiêu thực võ thuật vô cùng đẹp mắt. Sau cùng không muốn màn "siêu quậy" của bát tiên thêm nữa, Long Vương đành phải để bát tiên đi.

Thế nhưng, bởi đó là trận chiến long trời nở đất, nên hình ảnh tám vị tiên say đánh lộn đã in bóng lên trời. Thấy hình ảnh 8 vị tiên đi quyền đẹp mắt, người hạ giới cứ ngó mà học theo. Túy quyền xuất hiện từ dạo đó.

Theo võ sư Băng Sơn, đến bây giờ, tranh, tượng mô phỏng hình ảnh "Bát tiên quá hải" vẫn còn được treo, thờ trong nhiều gia đình Trung Quốc. Trong những bức tranh hay tượng ấy, mỗi vị tiên thể hiện một thế đứng đặc biệt của mình, tượng trưng cho một thế võ của Túy quyền.

Ngoài Bát tiên, trong đời sống văn học, nghệ thuật của Trung Hoa cũng xuất hiên nhiều nhân vật mà cuộc đời đã thành một biểu tượng cho tinh thần trượng nghĩa, lấy chính trực, quân tử để chiến thắng bạo tàn, dối trá. Theo võ sư chưởng môn Võ lâm Phật gia thì họ đều có bí kíp... võ say và cách thức thi triển công phu độc đáo của họ đã thành tên của một số bài Tuý quyền sau này.

Người đam mê văn học, võ thuật không thể không biết tới những trận say nghiêng ngả của hành giả Võ Tòng, một nhân vật giàu cá tính trong tiểu thuyết Thủy Hử của Thi Nại Am. Những trận say quên trời đất của vị hành giả ấy đã là nguồn cảm hứng để võ lâm sáng tạo một loạt những chiêu thức tuý quyền có tên là Võ Tòng tuý tửu. Trong số ấy tiêu biểu có trận đả hổ tại đồi Cảnh Dương, say đả Tưởng Môn Thần, đại náo Phi Vân phố...

Cũng trong tiểu thuyết lừng danh ấy, một "ông tổ" của tuý quyền đã được Thi Nại Am, sau này là phim ảnh Trung Quốc mô tả vô cùng rõ nét, đó là nhà sư tính tính lỗ mãng nhưng rất đáng yêu Lỗ Trí Thâm. Thật hiếm khi thấy nhân vật này xuất hiện mà không có nậm rượu bên mình. Bởi luôn sống trong tình trạng... say xỉn nên hoà thượng này đã để lại nhiều trận đánh kinh hồn bạt vía. Trong số những trận đánh bởi ma men điều khiển ấy hẳn nhiều người không thể nào quên trận "tuý đả sơn môn", say giao đấu với cả trăm vị hoà thượng tại chùa trên Ngũ Đài Sơn.

Khi nhắc đến môn võ độc đáo này, theo võ sư Băng Sơn thì không thể không nhắc tới một "ông tổ" nữa đó là... Tôn Ngộ Không trong tiểu thuyết Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân. Với trận say nghiêng ngả này, lão Tôn đã một mình đại náo thiên đình bằng những động tác võ thuật vô cùng uy lực. Bởi trận chiến làm thiên binh thiên tướng thất điên bát đảo này, chúa tể của Hoa Quả sơn đã là nguồn cảm hứng để làng võ sáng tác ra những chiêu thức ảo diệu trong Tuý hầu quyền.

Tuyệt kỹ của đệ tử... Lưu Linh?

Trên phim ảnh, thường thì những người thi triển tuý quyền đều ở trạng thái say bí tỉ, không phân biệt thế nào là thật giả, đúng sai. Mắt thì lờ đờ, điệu bộ thì liêu xiêu, ngật ngưỡng. Rượu càng nhiều thì võ càng thăng hoa, uy lực.

Phải chăng, muốn sử dụng được Tuý quyền thì người luyện võ phải luyện thêm cho mình khả năng... uống rượu?

Trao đổi điều này với võ sư Băng Sơn, ông khẳng định: Không có chuyện rượu vào... võ ra như trên phim. Cốt lõi của tuý quyền là hình say chứ ý không say, bước say chứ tâm hoàn toàn tỉnh táo. Cụ thể hơn, Tuý quyền là bài võ có quyền pháp bắt chước hình ảnh của người say chứ không phải thực say. Hình ảnh người say trên phim ảnh đó chỉ có tính chất nghệ thuật, hư cấu, những nhà làm phim muốn khắc họa một cách ẩn ý triết lý cốt lõi của bài võ độc đáo này.

Triết lý đó là dù thân thể có say đến mấy thì tâm người luyện võ vẫn phải tỉnh táo. Còn thực tế, rượu đã say mèm, đứng còn không vững thì đừng nói chuyện... đánh đấm.

Tuý quyền tiềm ẩn sức mạnh trong các thế đứng và vồ. Khi chiến đấu, người võ sĩ phải vận dụng, phối hợp nhuần nhuyễn nhãn pháp (mắt), thủ pháp (đòn tay), cước pháp (đòn chân) và thân pháp (di chuyển, thân người võ sĩ luôn ở trạng thái khật khưỡng, hoặc uốn từ đông sang tây, vươn ngẩng về phía trước, hay ngửa gập ra phía sau).

Túy quyền kết hợp nhiều động tác tay nhưng ấn tượng và đặc trưng nhất vẫn là động tác nâng chén rượu mời. Còn thân pháp thì chú trọng đến thế ngã, lăn lộn, tung người. Trong tất các các thế này đều chứa đựng cả thế công và thủ. Cước pháp thì đặc trưng là những "cú đá người què" như đá móc, nằm đá...

Tuý quyền "madein Việt Nam"

Cũng nhờ sự giới thiệu của võ sư Vũ Quang Tín, Trưởng tràng Hoa quyền mà tôi đã được tận mắt chiêm ngưỡng nét hoa mĩ, hài hước ở những chiêu thức Túy quyền do chính tác giả của bài võ ấy, lão võ sư Trần Hưng Quang, Chưởng môn phái Bình Định Gia, biểu diễn.



Lão võ sư Trần Hưng Quang (từng đóng vai Ốc trong vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến) tuổi đã ngoại bát tuần nhưng còn minh mẫn lắm. Quê gốc ở đất võ Bình Định, sớm được các danh sư nổi tiếng truyền thụ võ công nên khi ra Hà Nội, ông đã làm rạng danh võ phái Bình Định Gia của mình.

Hoà cùng các bài võ đã đi vào truyền thống của Bình Định, mới đây, lão võ sư còn "trình làng" những chiêu thức võ công mới, do ông tự sáng tác có tên chung là Tuý quyền, được làng võ vô cùng hâm mộ.

Lão võ sư cho biết, các chiêu thức trong Tuý quyền của môn phái ông không phỏng theo bất cứ môn phái nào, đó là kết quả của cả đời lăn lộn, nghiên cứu, nghiền ngẫm, đúc kết của riêng cá nhân ông. Bởi tuổi đã cao, chân tay đã yếu nên các động tác quăng quật, tung người, lăn lộn của lão võ sư không còn lanh lẹ nữa, nhưng khuôn mặt, điệu bộ say thì lão võ sư "diễn" đạt vô cùng.

Lão võ sư cho biết, tập Tuý quyền đã vô cùng khó, đạt tới đỉnh giới cao nhất của Tuý quyền lại càng khó hơn. Dù Tuý quyền đã chính thức là "tài sản" của môn phái nhưng cho đến giờ chỉ có 2 môn đồ của võ sư có thể biểu diễn được ở trình độ cao.

Trong hai môn đệ ấy, người từng biểu diễn Tuý quyền và dành huy chương vàng ở Hội diễn võ thuật cổ truyền Hà Nội, do sức khoẻ yếu đã từ giã con đường võ thuật. Thế nên, theo lão võ sư, Tuý quyền của Bình Định Gia vẫn chưa tìm thấy một truyền nhân thực thụ.

Tuý quyền của Bình Định Gia có 50 thế đánh, nhưng để bắt đầu luyện tập thì người luyện võ phải có cơ bản là 3 năm tôi rèn võ thuật trước đó. Bài đầu tiên của Tuý quyền là tập mắt, bởi ánh mắt là "mồi nhử", khiến đối phương tưởng địch thủ của mình... say thật. Cứ đứng trước gương mà luyện, luyện đến khi nào ánh mắt lờ đờ, nhìn như không nhìn, liếc như không liếc, xéo như không xéo mới đạt.

Tiếp đến là tập nét mặt. Sắc mặt người say có nhiều điểm khác so với người tỉnh táo. Lão võ sư bảo, chỉ nhìn sắc mặt là có thể đoán ngay kẻ đối diện mình say hay tỉnh, quắc cần câu hay chỉ mới lây phây. Kế đến là... âm thanh. (Chi tiết này có lẽ chỉ có Tuý quyền của Bình Định Gia mới có). Đó là những tiếng ợ, nấc, thậm chí cả tiếng... "cho chó ăn chè".

Bởi là bài võ dựa vào địa hình, địa vật để chiến đấu nên sau những bài tập về thần thái là những bài tập nhào lộn, quăng quật. Để thuần thục bài tập này, người luyện võ phải chấp nhận những vết bầm dập bởi những cú va chạm do... ngã. Bài tập này chỉ hoàn thành khi người luyện ngã chơi mà như ngã thật, nhào lộn, bật, bốc thân nhẹ nhàng tựa lá vàng bay.

Sau những bài tập nền tảng trên thì chiêu thức Tuý quyền mới được lão võ sư truyền dạy. Lão võ sư bảo, nếu có cơ bản võ thuật, học Tuý quyền thì chỉ mất vài tháng, thế nhưng, để thành cao thủ có lẽ phải là người có cơ duyên. Bằng chứng là nhiều môn đệ của lão võ sư dù hấp thụ rất nhanh những bài võ khác nhưng Tuý quyền tập mãi và vẫn chẳng thành.

Phái Võ lâm Phật gia của võ sư Băng Sơn cũng chung "cảnh ngộ" như võ phái của lão võ sư Trần Hưng Quang. Dù võ say (Tuý quyền vân du) đã là bảo vật của môn phái, đã được nhiều người luyện võ ngưỡng mộ, nhưng đến giờ, những người học được tuý quyền vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Tuý quyền lợi hại như... phim?

Theo võ sư Băng Sơn, làng võ Việt Nam, ngoài môn phái của ông và Bình Định Gia thì võ say còn xuất hiện ở các môn phái như Thiếu lâm Châu gia ở TP.HCM với những bài như Tuý hầu quyền, Tuý hầu côn. Võ phái Hồng Gia quyền ở Đà Nẵng với bài Bát tiên tuý tửu và dòng Phan gia võ học ở Quảng Nam với bài Tuý quyền, Tuý nhân kiếm...

Tuy thế, theo võ sư Băng Sơn, từ khi xuất hiện, võ say chưa thực sự được "thử lửa" bởi làng võ chưa từng chứng kiến cuộc thư hùng nào của những cao thủ. Sở dĩ như vậy là bởi võ say chỉ được sử dụng khi những cao thủ uyên thông bài võ này gặp những đối thủ dưới tầm, vừa đánh vừa... trêu. Còn khi đối đầu với những đối phương ngang tầm chẳng ai sử dụng võ say cả, bởi có nhiều lối đánh khác giải quyết trận chiến nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Và, theo võ sư Băng Sơn, nếu có phải vận dụng đến bài võ ảo diệu này thì người ta cũng chỉ vận dụng chiêu thức, đòn thế để tấn công đối thủ trong chớp nhoáng. Các động tác dật dờ, liêu xiêu, bước thấp bước cao của người say cũng sẽ bị lược bỏ cho... đỡ mất thời giờ.

Tuy thế, đã vài lần thử dùng võ say trong các cuộc đánh giao lưu với đồng đạo võ lâm, võ sư Băng Sơn thấy uy lực của võ say là vô cùng lợi hại, rất phù hợp cho những trận đánh ở tư thế gần.

Vui xuân, nhiều người quá chén. Thế nhưng, khi ấy đừng ai có dại mà biểu diễn "võ say" bởi "võ" ấy chỉ nhận cho mình phần họa mà thôi !
( còn nữa)
 Nguồn: www.nguoiquangbinh.net 



[Click Here To View kuku.Mt3..!'s Signature]
Trả Lời Với Trích Dẫn

Đã có 3 cảm ơn !

Cảm ơn kuku.Mt3..! đã viết bài này. Chúc bạn có thật nhiều niềm vui trong cuộc sống !
nhat_phi_qb (06-09-2011), Quang Trung Sơn (17-08-2011), sydat_bkdn (28-05-2011)
  #9  
Old 29-06-2011, 01:10 PM
be con 27-8's Avatar
be con 27-8 be con 27-8 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Người Quảng Bình (NQB)
 
Tham gia ngày: Jun 2011
Đến từ: phu thủy
Tên Thật: nhok con
Bài gởi: 255
Được cảm ơn 337 lần trong 151 bài viết
Mellow Ðề: Những câu chuyện về các võ sư nổi tiếng ở Việt Nam..!


hay đáy nhưng toàn người lạ lần đầu nghe tên.nên lấy thực tế chút gần gần tí Nguồn: www.nguoiquangbinh.net 
-->


[Click Here To View be con 27-8's Signature]
Trả Lời Với Trích Dẫn
kuku.Mt3..! - 01:21 PM 06-09-2011
Toàn võ sư tên tuổi từ cái thời e chưa đẻ mà
Đây ko thực tế thì chỗ mô thực tế nữa X(
 
  #10  
Old 17-08-2011, 05:39 PM
Quang Trung Sơn's Avatar
Quang Trung Sơn Quang Trung Sơn vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Người Quảng Bình (NQB)
 
Tham gia ngày: Apr 2011
Đến từ: Sơn Thủy
Tên Thật: Namfong
Bài gởi: 290
Được cảm ơn 707 lần trong 160 bài viết
Default Ðề: Những câu chuyện về các võ sư nổi tiếng ở Việt Nam..!


Rất hay và đầy đủ đó KuKu. Võ sư Băng Sơn là chưởng môn phái: Thiếu Lâm Phật Gia nhỉ. Nguồn: www.nguoiquangbinh.net 
-->


[Click Here To View Quang Trung Sơn's Signature]
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 
Ðiều Chỉnh
Xếp Bài

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt



Múi giờ GMT +7. 03:51 AM.
Powered by: vBulletin Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Người Quảng Bình thành lập vào ngày 31-12-2006, được phát triển bởi tất cả các thành viên.
Website: www.nguoiquangbinh.net | Email: nqb@nguoiquangbinh.net
Đơn vị tài trợ: Công Ty Cổ Phần Vé Máy Bay Việt Nam - Chuyên cung cấp vé máy bay giá rẻ trong nước và quốc tế.
Du lịch Quảng Bình